GD CD: NQLT về ATGT
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: GD CD: NQLT về ATGT thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
LIÊN TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN-UỶ BAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA
Số:02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN THAM GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” TRONG CẢ NƯỚC
( Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Home/Caccuocvd/antoangiaothong/vanban.htm#2 ).
Tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội bức bách, gây thiệt hại nhiều về tài sản của Nhà nước, tính mạng tài sản của nhân dân. Thời gian qua tuy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc cải thiện nâng cao chất lượng các công trình giao thông và phương tiện giao thông, cũng như đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông : Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP... nhưng ý thức chấp hành cũng như sự hiểu biết pháp luật của mọi người dân chưa cao nên tai nạn giao thông ngày càng gia tăng rất đáng lo ngại; 80% nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi của người tham gia giao thông, trong TNGT thì TNGT đường bộ chiếm tỉ lệ cao 96% về số vụ, 95% về số người chết và 98% số người bị thương.
Xuất phát từ những diễn biến phức tạp về tai nạn giao thông; từ quan điểm coi vấn đề trật tự an toàn giao thông mang tính xã hội sâu sắc; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toán giao thông" trong cả nước. Nội dung vận động cần tập trung:
1. Giáo dục mọi người dân hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, để họ "sống và làm việc theo pháp luật". Thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các Nghị định 36/CP, 39/CP và 40/CP... qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
2. Mọi người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông : cầu, đường, sân bay, bến cảng, nhà ga, luồng tầu...và phương tiện giao thông vận tải : ô tô, tàu hoả, máy bay, tầu thuỷ, phà và các phương tiện giao thông cá nhân để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
3. Nâng cao chất lượng phương tiện giao thông và các công trình giao thông; giáo dục người tham gia giao thông có ý thức bảo vệ, bảo quản công trình, phương tiện và sử dụng nó một cách an toàn để giảm bớt tai nạn giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt.
Để thực hiện các nội dung trên, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp thực hiện những công việc sau đây :
A. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
1. Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Có nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu và thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Trật tự an toàn giao thông; tạo dư luận mạnh mẽ lên án những hành vi và việc làm của những tập thể, cá nhân vi phạm luật lệ giao thông và gây ra tai nạn giao thông.
2. Phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Quốc phòng... thường xuyên tuyên truyền giáo dục đoàn viên, đội viên Đội Thiếu niên và Nhi đồng, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam thông qua hệ thống của mình lấy "Khu dân cư" làm địa bàn chỉ đạo để tuyên truyền, giáo dục và vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông"; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng như sử dụng phương
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN-UỶ BAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA
Số:02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN THAM GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” TRONG CẢ NƯỚC
( Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Home/Caccuocvd/antoangiaothong/vanban.htm#2 ).
Tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội bức bách, gây thiệt hại nhiều về tài sản của Nhà nước, tính mạng tài sản của nhân dân. Thời gian qua tuy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc cải thiện nâng cao chất lượng các công trình giao thông và phương tiện giao thông, cũng như đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông : Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP... nhưng ý thức chấp hành cũng như sự hiểu biết pháp luật của mọi người dân chưa cao nên tai nạn giao thông ngày càng gia tăng rất đáng lo ngại; 80% nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi của người tham gia giao thông, trong TNGT thì TNGT đường bộ chiếm tỉ lệ cao 96% về số vụ, 95% về số người chết và 98% số người bị thương.
Xuất phát từ những diễn biến phức tạp về tai nạn giao thông; từ quan điểm coi vấn đề trật tự an toàn giao thông mang tính xã hội sâu sắc; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toán giao thông" trong cả nước. Nội dung vận động cần tập trung:
1. Giáo dục mọi người dân hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, để họ "sống và làm việc theo pháp luật". Thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các Nghị định 36/CP, 39/CP và 40/CP... qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
2. Mọi người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông : cầu, đường, sân bay, bến cảng, nhà ga, luồng tầu...và phương tiện giao thông vận tải : ô tô, tàu hoả, máy bay, tầu thuỷ, phà và các phương tiện giao thông cá nhân để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
3. Nâng cao chất lượng phương tiện giao thông và các công trình giao thông; giáo dục người tham gia giao thông có ý thức bảo vệ, bảo quản công trình, phương tiện và sử dụng nó một cách an toàn để giảm bớt tai nạn giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt.
Để thực hiện các nội dung trên, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp thực hiện những công việc sau đây :
A. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
1. Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Có nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu và thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Trật tự an toàn giao thông; tạo dư luận mạnh mẽ lên án những hành vi và việc làm của những tập thể, cá nhân vi phạm luật lệ giao thông và gây ra tai nạn giao thông.
2. Phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Quốc phòng... thường xuyên tuyên truyền giáo dục đoàn viên, đội viên Đội Thiếu niên và Nhi đồng, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam thông qua hệ thống của mình lấy "Khu dân cư" làm địa bàn chỉ đạo để tuyên truyền, giáo dục và vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông"; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng như sử dụng phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)