GD CD: Một số VĐLL về an sinh XH

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Một số VĐLL về an sinh XH thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
(Nguồn: www.lrc.ctu.edu.vn ). Lê Thị Hoài Thu(*)
1. Về thuật ngữ an sinh xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có điều kiện bảo đảm về ăn, mặc, ở v.v... Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi của cải xã hội càng có nhiều thì mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời không phải lúc nào con người cũng có thể lao động tạo ra thu nhập, trái lại có nhiều trường hợp xảy ra gây cho con người bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, tai nạn, già yếu, thất nghiệp... Đồng thời cuộc sống của con người còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội. Những điều kiện này không phải lúc nào ở đâu cũng thuận lợi. Những rủi ro, bất hạnh do thiên tai hoặc môi trường gây ra cho con người là không thể tránh khỏi.
Khi gặp phải những trường hợp rủi ro, thiếu nguồn thu nhập để sinh sống con người đã giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Từ xa xưa con người đã có sự san sẻ, đùm bọc của cộng đồng. Lòng nhân ái, sự bao bọc đã hình thành những hoạt động cứu tế của các tổ chức tôn giáo, phường hội, giúp con người giảm đi những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ý thức cộng đồng tương trợ lẫn nhau dần dần được mở rộng. Từ thế kỷ thứ XVI những người nông dân vùng thung lũng Anpơ đã nhận thấy khả năng của sự đóng góp cộng đồng để trợ cấp cho những người bị ốm đau, tai nạn. Họ đã thành lập những hội tương tế với cách thức mỗi người đều trích ra một phần thu nhập để đóng chung vào một quỹ phòng khi ai ốm đau, tai nạn thì dùng quỹ đó để giúp đỡ. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Đặc biệt là sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hàng loạt nông dân di cư ra thành thị và đội ngũ những người làm công, ăn lương tăng lên. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào thu nhập do làm thuê đem lại, nên khi gặp phải những rủi ro như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, tuổi già... những người lao động đã tìm cách khắc phục, bằng cách lập ra các quỹ tương tế để trợ giúp lẫn nhau.
Điểm mốc đánh dấu của sự hình thành an sinh xã hội là cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc sống cá thể, lao động giản đơn đã nhường bước cho công nghiệp hoá. Cuộc chuyển biến này khiến cuộc sống của người lao động gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại. Chính vì vậy những rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp hoặc do tuổi già sức yếu v.v... đã trở thành mối lo ngại cho những người lao động. Trước những rủi ro, bất hạnh thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, một số nước đã khuyến khích các hoạt động tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn lương.
Đến cuối thế kỷ XIX, bộ máy chính quyền nhiều bang ở Đức bắt đầu thiết lập quỹ trợ cấp ốm đau do chính những người thợ bắt buộc phải đóng góp để tương trợ những người lao động gặp rủi ro ốm đau. Vào năm 1850 ở Đức đã thành lập quỹ ốm đau và bắt buộc công nhân phải đóng góp để trợ cấp cho những người bị bệnh tật. Trong khoảng từ năm 1883 đến 1889, các hình thức bảo hiểm mang tính bắt buộc được mở rộng trong các trường hợp tai nạn lao động, tuổi già, tàn tật với sự tham gia đóng góp của ba bên (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước). Mọi người làm công ăn lương bắt buộc phải đóng góp, bất kể là thợ lành nghề hay lao động phổ thông, là người già hay trẻ, là nam hay nữ... Từ đó, nhiều nhà nước đã ban hành các đạo luật làm cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ về trợ cấp cho những người gặp rủi ro bất hạnh. Bên cạnh đó các dịch vụ xã hội như: dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dịch vụ chăm sóc người già, bảo vệ trẻ em... từng bước được mở rộng ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước. Tất cả những hoạt động chung mang tính xã hội vì mục đích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)