GD CD: Một số vấn đề về công tác kiểm tra của Đoàn TNCS HCM K.X

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Một số vấn đề về công tác kiểm tra của Đoàn TNCS HCM K.X thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT,
THI HÀNH KỶ LUẬT THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU LỆ ĐOÀN
VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN KHOÁ IX
---o0o---
( Nguồn: http://doanthanhnien.vn/newsdetail/DoanTNCSHCM/9558/mot-so-van-de-ve-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-thi-hanh-ky-luat-theo-quy-dinh-cua-đieu-le-đoan-va-huong-dan-thuc-hien-đieu-le-đoan-ix.htm ).



    A. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN
I. Những vấn đề chung về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn
1- Khái niệm và sự phân biệt giữa công tác kiểm tra với công tác giám sát
Kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Giám sát: Theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”
Căn cứ vào định nghĩa trên của Từ điển Tiếng Việt; căn cứ những tài liệu của Đoàn từ đó ban hành và qua thực tiễn; công tác kiểm tra, giám sát trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được định nghĩa như sau:
a) Công tác kiểm tra:
Là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc chấp hành nguyên tắc tổ chức, Điều lệ Đoàn, thi hành kỷ luật đoàn và việc triển khai tổ chức thực hiện những chủ trương, nghị quyết của cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn.
b) Công tác giám sát:
Công tác giám sát là vấn đề mới được quy định trong Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khoá IX. Dự thảo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác giám sát theo Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá IX đưa ra định nghĩa: “Giám sát của Đoàn là việc các cấp bộ đoàn, tổ chức đoàn có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cấp bộ đoàn, tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết, chủ trương, quy chế, quy định, quyết định của các cấp bộ Đoàn và đạo đức, lối sống của người cán bộ, đoàn viên.”.
c) Sự giống nhau và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát:
- Sự giống nhau:
+ Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của đoàn; do ban chấp hành đoàn lãnh đạo, chỉ đạo; được ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các ban của đoàn tổ chức thực hiện.
+ Nội dung kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết, chủ trương hay các quy định của đoàn.
+ Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên.
+ Mục đích kiểm tra, giám sát đều nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn và công tác xây dựng Đoàn vững mạnh.
- Sự khác nhau:
+ Về mục đích:
Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ảnh, đề xuất; giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
Còn mục đích kiểm tra là để làm rõ đúng, sai. Sau kiểm tra phải kết luận và xử lý. Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc đó qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm (nếu có) để xử lý.
+ Về đối tượng:
Trong hoạt động kiểm tra, đoàn viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.
Trong hoạt động giám sát, đoàn viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được tổ chức đoàn có thẩm quyền phân công.
+ Về phương pháp và hình thức:
Giám sát không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật mà chỉ thông qua theo dõi, quan sát để phát hiện vấn đề, phản ánh với tổ chức và cá nhân có thẩm quyền nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
Kiểm tra bắt buộc phải tiến hành theo quy trình, thành lập tổ hoặc đoàn kiểm tra; coi trọng các biện pháp nghiệp vụ để thẩm tra, xác minh; sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)