GD CD: Lý luận về văn hóa và đường lối VH của Đảng
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
244
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lý luận về văn hóa và đường lối VH của Đảng thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
LÝ LUẬN VĂN HÓA VÀ ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA CỦA ĐẢNG
( : http://www.amo.gov.vn/content/a114/listfileen.asp ).
Câu 1: Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trả lời:
Quan niệm về văn hóa
Ông Ph.Mayo, nguyên tổng giám đốc UNESCO:
"Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Hồ Chí Minh:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích sống của loài người. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội; trở thành những vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Văn hóa là hiện thân cho lĩnh vực kinh tế, chính trị; văn hóa là tấm gương phản ánh trung thực về chính trị và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Xét về bản chất, văn hóa là toàn bộ những sáng tạo, phát minh của con người, do con người sáng tạo ra. Văn hóa chính là nhu cầu hướng tới cái đẹp, cái đúng, luôn khát khao sự hiểu biết về thế giới xung quanh, về bản thân mình, về quá khứ và hiện tượng. Văn hóa là một tổng thể các hoạt động tinh thần hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Tổng thể các hoạt động văn hóa tạo ra một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người.
Xét về chức năng, văn hóa là hoạt động tinh thần của con người, nó có những chức năng xã hội đặc biệt. Các chức năng xã hội đó giúp chúng ta hiểu rõ thêm bản chất của văn hóa và vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp.
Từ nhận thức tiến bộ, con người đã phát minh ra toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Các giá trị văn hóa, các sáng tạo văn hóa là cơ sở, nền tảng để con người làm chủ và cải tạo thế giới. Qua lĩnh vực văn hóa, con người lựa chọn, tiếp thu được những tinh hoa, nhân bản, những thành tựu khoa học công nghệ, những hợp lý và tiến bộ.
Văn hóa mà con người tạo ra trong quá khứ và hiện tại đều mang tính giáo dục sâu sắc hướng con người tới sự hoàn thiện, biết tôn trọng lẽ phải, biết quý trọng những truyền thống quý báu của dân tộc, để từ đó có ý thức cao trong học tập, rèn luyện.
Văn hóa giúp con người thoả mãn những nhu cầu về cái đẹp, hướng tới cái đẹp, nhận biết được những cái xấu xa.
Văn hóa giúp con người dự báo về sự vận động của tự nhiên, phát triển của xã hội, những trạng thái tâm hồn, tình cảm. Đồng thời, văn hóa sáng tạo và phát minh những giá trị mà con người tạo ra trong quá trình nhận thức thế giới, nó giúp con người tồn tại và phát triển bằng việc dự báo. Văn hóa làm cho tâm hồn chúng ta được thanh cao hơn, tạo ra sự hứng khởi, để có nhiều sáng tạo trong lao động sản xuất.
Quan niệm giản đơn hẹp hòi và thô thiển về văn hóa đã từng tồn tại:
+ Đồng nhất văn hóa với ngành văn hóa thông tin.
+ Đồng nhất với văn học nghệ thuật và giải trí.
+ Đồng nhất với tư tưởng (hệ tư tưởng là cốt lõi của văn hóa, không được coi nhẹ hệ tư tưởng trong đời sống tinh thần của xã hội. Nếu coi nhẹ hệ
( : http://www.amo.gov.vn/content/a114/listfileen.asp ).
Câu 1: Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trả lời:
Quan niệm về văn hóa
Ông Ph.Mayo, nguyên tổng giám đốc UNESCO:
"Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Hồ Chí Minh:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích sống của loài người. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội; trở thành những vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Văn hóa là hiện thân cho lĩnh vực kinh tế, chính trị; văn hóa là tấm gương phản ánh trung thực về chính trị và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Xét về bản chất, văn hóa là toàn bộ những sáng tạo, phát minh của con người, do con người sáng tạo ra. Văn hóa chính là nhu cầu hướng tới cái đẹp, cái đúng, luôn khát khao sự hiểu biết về thế giới xung quanh, về bản thân mình, về quá khứ và hiện tượng. Văn hóa là một tổng thể các hoạt động tinh thần hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Tổng thể các hoạt động văn hóa tạo ra một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người.
Xét về chức năng, văn hóa là hoạt động tinh thần của con người, nó có những chức năng xã hội đặc biệt. Các chức năng xã hội đó giúp chúng ta hiểu rõ thêm bản chất của văn hóa và vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp.
Từ nhận thức tiến bộ, con người đã phát minh ra toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Các giá trị văn hóa, các sáng tạo văn hóa là cơ sở, nền tảng để con người làm chủ và cải tạo thế giới. Qua lĩnh vực văn hóa, con người lựa chọn, tiếp thu được những tinh hoa, nhân bản, những thành tựu khoa học công nghệ, những hợp lý và tiến bộ.
Văn hóa mà con người tạo ra trong quá khứ và hiện tại đều mang tính giáo dục sâu sắc hướng con người tới sự hoàn thiện, biết tôn trọng lẽ phải, biết quý trọng những truyền thống quý báu của dân tộc, để từ đó có ý thức cao trong học tập, rèn luyện.
Văn hóa giúp con người thoả mãn những nhu cầu về cái đẹp, hướng tới cái đẹp, nhận biết được những cái xấu xa.
Văn hóa giúp con người dự báo về sự vận động của tự nhiên, phát triển của xã hội, những trạng thái tâm hồn, tình cảm. Đồng thời, văn hóa sáng tạo và phát minh những giá trị mà con người tạo ra trong quá trình nhận thức thế giới, nó giúp con người tồn tại và phát triển bằng việc dự báo. Văn hóa làm cho tâm hồn chúng ta được thanh cao hơn, tạo ra sự hứng khởi, để có nhiều sáng tạo trong lao động sản xuất.
Quan niệm giản đơn hẹp hòi và thô thiển về văn hóa đã từng tồn tại:
+ Đồng nhất văn hóa với ngành văn hóa thông tin.
+ Đồng nhất với văn học nghệ thuật và giải trí.
+ Đồng nhất với tư tưởng (hệ tư tưởng là cốt lõi của văn hóa, không được coi nhẹ hệ tư tưởng trong đời sống tinh thần của xã hội. Nếu coi nhẹ hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)