GD CD: Logic học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Logic học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Câu 2: Tại sao phải trình bày nguyên tắc khách quan của logic biện chứng Macxit.


Logic biện chứng là sự áp dụng phép biện chứng vào tư duy và cụ thể hóa những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng vào lĩnh vực, những hình thức và quy luật của tư duy. Logic biện chứng là khoa học về những hình thức và quy luật phản ánh trong tư duy sự vận động và phát triển của thế giới khách quan về những quy luật nhận thức chân lý.
Logic biện chứng là khoa học về các hình thức và quy luật vận động, phát triển của tư duy trong nhận thức chân lý. Vận dụng các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng và quá trình tư duy, logic biện chứng đã nêu lên một loạt những yêu cầu dưới dạng các nguyên tắc mà tư duy phải triệt để phải tuân theo trong quá trình nhận thức chân lý. Ở đây, nguyên tắc không đồng nhất với quy luật mà nguyên tắc được rút ra từ những nguyên lý và quy luật. Hơn nữa, mỗi nguyên tắc không phải chỉ là rút ra từ một quy luật mà thường là một số quy luật. Trong số những quan điểm của logic biện chứng Macxit nêu ra cần phải nghiên cứu quan điểm khách quan, đây là nguyên tắc xuất phát điểm của biện chứng duy vật.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan là cách giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, còn ý thức là sự phản ánh vật chất, ý thức có tính độc lập tương đối, có sự tác động trở lại đối với vật chất. Hơn nữa, chân lý là khách quan, nội dung của chân lý là do nội dung khách quan của sự vật qui định. Chính vì vậy, logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật một cách khách quan.
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi nhận thức sự vật với tính cách là cái khách quan, tồn tại và phát triển ở ngoài ý thức chủ quan của con người, do vậy đòi hỏi xem xét sự vật đúng như nó vốn có trong thực tế.
Nội dung quan điểm khách quan đòi hỏi trong toàn bộ hoạt động của mình con người phải xuất phát từ khách quan, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, trên cơ sở đó phát huy vai trò năng động chủ quan, đó là điều kiện đảm bảo thành công trong hoạt động của con người, đó cũng là cơ sở xuất phát trong toàn bộ hoạt động con người nói chung. Nếu làm sai nguyên tắc này thì sẽ rơi vào hai khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh.
Về tả khuynh (chủ quan duy ý chí) là bất chấp quy luật nóng vội đốt cháy giai đoạn, bỏ qua những giai đoạn cần thiết, phiêu lưu mạo hiểm, không có tính khả thi.
Về hữu khuynh (bảo thủ trì trệ) là không chú ý phát huy vai trò của nhân tố chủ quan, thụ động, bó tay khuất phục trước hoàn cảnh, ỷ lại, khó tiếp cận và khó chấp nhận với cái mới.
Ý nghĩa của nguyên tắc khách quan một mặt nó chống lại quan điểm duy tâm trong lĩnh vực nhận thức, mặt khác nó ngăn ngừa tư duy khỏi những sai lầm do việc chủ thể đưa vào khách thể một số yếu tố chủ quan vốn không có trong bản thân sự vật. Tuân theo nguyên tắc khách quan nhằm gòp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí đồng thời còn có ý nghĩa trong việc chống bệnh bảo thủ trì trệ do chủ nghĩa chủ quan.
Trong thực tế sự vi phạm nguyên tắc khách quan có nhiều nguyên nhân: do xa rời thực tế, thực tiễn, do hạn chế về trình độ tri thức, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, trình độ lý luận, do thiếu thông tin hoặc thông tin bị xuyên tạc, do thiếu trung thực trong phản ánh…mà đặc biệt là vi phạm bênh tả khuynh và hữu khuynh.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta có nhiều cố gắng trong việc đề ra đường lối phát triển kinh tế –xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng trong quá trình tổ chức và thực hiện đường lối ấy, Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm luật khách quan nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ngay nền kinh tế cũ, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, có nhiều chủ trương sai lầm trong việc xây dựng công nghiệp nặng, cải cách giá cả, tiền lương…Nghị quyết Đại hội VII có đánh giá: “Đảng ta đã vi phạm nhiều quy luật khách quan”. Bên cạnh đó do tư tưởng thụ động bảo thủ trì trệ, xem thường yếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)