GD CD: Lịch sử tư tưởng VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lịch sử tư tưởng VN thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
Trần Đình Hượu
(1927-1995)

(ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)
( Nguồn: http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=293:lch-s-t-tng-vit-nam-th-k-19-u-th-k-20&catid=5:t-tng-vit-nam&Itemid=224 ).
 
 
 
I. Độc tôn Nho giáo để giữ quốc gia thống nhất và củng cố chuyên chế
 
1. Một cục diện thống nhất từ trước chưa có
 
Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, làm chủ một đất nước từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Đó là lãnh thổ rộng lớn và thống nhất từ trước chưa bao giờ có. Không chỉ xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài, giữa đất đai của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, điều đã thực hiện dưới thời Tây Sơn mà Gia Định, Hà Tiên, trước đây Nguyễn Lữ đã để mất vào tay Nguyễn Ánh cũng đã nhập lại. Cảnh tượng thống nhất đất nước không chỉ gây cho nhân dân cả nước cảm giác về một kỷ nguyên thái bình thịnh trị mà gây cho triều đại cầm quyền một hào khí về sự hùng cường, kích thích tham vọng to lớn cho các vua đầu đời Nguyễn. Họ Nguyễn lên làm vua mang sẵn bản chất quý tộc, đại địa chủ, mặc cảm tội lỗi bán nước và thất tín, thất dân tâm nên có tâm lý nghi kỵ, nghi kỵ nhân dân và nghi kỵ vùng Đàng Ngoài. Qua một thời gian lâu dài bị chia cắt, đất nước tuy đã quy về một mối, nhưng vấn đề thống nhất chưa phải đã giải quyết xong. Các vua đầu đời Nguyễn nỗ lực tiến hành việc hợp nhất, áp đặt chính quyền tập trung chuyên chế, khuất phục nhân dân các vùng và xâm lược các nước láng giềng để gây thanh thế.
 
Những công việc mà Gia Long và Minh Mạng tiến hành như bỏ trấn lập tỉnh, giết công thần, đặt Nội các, ban bố Luật Gia Long, quy định các thể chế chính trị-xã hội. ..đều nhằm mục đích đó.
 
2. Độc tôn Nho giáo
 
Nhằm bảo vệ sự chuyên chế cực đa nghi, nhà Nguyễn sử dụng một bộ máy quan liêu to lớn, dùng Nho thần thay thế các công thần. Cho nên ngay từ đầu đã quan tâm mở rộng học và thi, quan tâm việc đề cao Nho giáo.
 
Trong mấy chục năm đầu đời Nguyễn, các vua hạ lệnh biên soạn nhiều công trình địa lý, lịch sử, giáo khoa khá đồ sộ. Ngoài ý nghĩa đóng góp lớn cho học thuật, tư tưởng của các bộ sách ấy là đề cao nội dung Đạo Lý Tống Nho. Các vua nhà Nguyễn cũng rất quan tâm đem tư tưởng Nho giáo cải tạo tư tưởng, tổ chức xã hội (ban bố Thập điều). Các Nho thần như Lý Văn Phức cũng theo tinh thần như vậy mà viết Nhị thập tứ hiếu.
 
Nho giáo thời Nguyễn phát đạt hơn các triều đại trước (số lượng người đi thi, người đậu đạt, số lượng sách vở…) nhưng cũng có khuynh hướng bảo thủ, khắc nghiệt hơn. Nho học ở nước ta vốn đã được truyền bá rộng rãi và lâu đời ở miền Bắc và phát triển theo hướng Đường Tống, từ chương nhiều hơn nghĩa lý. Xu hướng khảo chứng mới có từ cuối thể kỷ XVIII chủ yếu với Lê Quý Đôn và học trò chưa chiếm ưu thế. Ở miền Nam Nho học phát triển chậm hơn và hẹp hơn nhưng lại trực tiếp tiếp xúc với Nho học đời Thanh ở Trung Quốc bằng con đường Hoa kiều. Nhóm Gia định tam gia có ảnh hưởng nhiều đến Nho học đầu đời Nguyễnở Huế, đến các công trình học thuật đời Nguyễn có nguồn gốc học thuật tư tưởng như vậy. Tuy về sau số lượng các nhà Nho miền Bắc chiếm tỷ lệ áp đảo nhưng ý kiến tranh cãi xung quanh cái học từ chương và nghĩa lý, thực dụng và không đàm, học Đại toàn chứ không học Toản yếu…đều là muốn phát triển một thứ Nho học "thực học" nghĩa là có nội dung Tống Nho đầy đủ chứ không phải học để làm văn chương. Thứ Nho giáo nghĩa lý tủn mủn, trung hiếu khắt khe như vậy không chỉ chi phối đám vua quan trong triều đình mà cả các bậc đại sư ở các địa phương, những người đào tạo ra nhiều ông nghè, ông cống, những người về mặt con người xứng đáng có những uy vọng lớn. Nội dung các bài bàn luận về học thuật cũng như nội dung các văn tập thời đó đều là như vậy. Và học để thi Tiến sĩ nên cũng không thể nào khắc phục được khuynh hướng từ chương.
 
3. Phản ứng với chế độ chuyên chế và Nho giáo khắc nghiệt
 
Tư tưởng chống đối với chế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)