GD CD: Lịch sử ngày thương binh, liệt sĩ
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lịch sử ngày thương binh, liệt sĩ thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Lịch sử ngày thương binh liệt sỹ 27/7
( Nguồn: http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/chuyenmuc-645-van-hoa-xa-hoi-tintuc-2143-lich-su-ngay-thuong-binh-liet-sy-277.aspx ).
Chiều 28 tháng 6 năm 1946, tại nhà hát lớn Hà Nội, Hội giúp binh sỹ bị nạn (sau được đổi tên thành Hội giúp binh sỹ bị thương) do Bác Hồ làm Chủ tịch danh dự đã ra lời kêu gọi “đồng bào tham gia nhập hội và hăng hái giúp đỡ các binh sỹ bị thương”.
Ngày 17 tháng 11 năm 1946, cũng tại nhà hát lớn Hà Nội, Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi chiếc áo lạnh đang mặc để tặng các binh sỹ. Ngày 16 tháng 12 năm 1946, Chính phủ ra quyết định ban hành chế độ “hưu bổng thương tật” và “tiền tuất cho thân nhân liệt sỹ”.
Tháng 6 năm 1947, hội nghị Chính phủ và các đoàn thể chính trị tại xã Phú Minh, huyện Ðại Từ, tỉnh Thái nguyên quyết định lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.
Tại lễ mít tinh ngày Thương binh toàn quốc chiều 27/7/1947 (tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Ðại Từ), Ban tổ chức lễ đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc, trong đó có đoạn viết "Khi tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích họ hàng ta bị đe doạ; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Ðó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh. Ngày 27 tháng 7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh". Từ năm 1955, ngày thương binh toàn quốc đã được đổi tên thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.
Nghĩa trang liệt sĩ - ảnh minh họa
Ngọc Bích (st)
( Nguồn: http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/chuyenmuc-645-van-hoa-xa-hoi-tintuc-2143-lich-su-ngay-thuong-binh-liet-sy-277.aspx ).
Chiều 28 tháng 6 năm 1946, tại nhà hát lớn Hà Nội, Hội giúp binh sỹ bị nạn (sau được đổi tên thành Hội giúp binh sỹ bị thương) do Bác Hồ làm Chủ tịch danh dự đã ra lời kêu gọi “đồng bào tham gia nhập hội và hăng hái giúp đỡ các binh sỹ bị thương”.
Ngày 17 tháng 11 năm 1946, cũng tại nhà hát lớn Hà Nội, Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi chiếc áo lạnh đang mặc để tặng các binh sỹ. Ngày 16 tháng 12 năm 1946, Chính phủ ra quyết định ban hành chế độ “hưu bổng thương tật” và “tiền tuất cho thân nhân liệt sỹ”.
Tháng 6 năm 1947, hội nghị Chính phủ và các đoàn thể chính trị tại xã Phú Minh, huyện Ðại Từ, tỉnh Thái nguyên quyết định lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.
Tại lễ mít tinh ngày Thương binh toàn quốc chiều 27/7/1947 (tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Ðại Từ), Ban tổ chức lễ đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc, trong đó có đoạn viết "Khi tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích họ hàng ta bị đe doạ; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Ðó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh. Ngày 27 tháng 7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh". Từ năm 1955, ngày thương binh toàn quốc đã được đổi tên thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.
Nghĩa trang liệt sĩ - ảnh minh họa
Ngọc Bích (st)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)