GD CD: Lịch sử ngày môi trường thế giới( 5/6)

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lịch sử ngày môi trường thế giới( 5/6) thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Lịch sử ngày môi trường thế giới 5/6.
Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.


Ngày Môi trường Thế giới, nghĩ tới việc làm sạch môi trường, nghĩ tới màu xanh, với sinh lực vốn có và niềm phấn khích phục hồi lại nguồn năng lượng mà chúng ta vay của thiên nhiên"". (Ảnh Kiều Minh)

Các thành phố đăng cai tổ chức các hoạt động quốc tế nhân Ngày Môi trường thế giới (tính từ năm 1987)

2006 Angiê Angiêri 2005 San Francisco Hoa Kỳ 2004 Bacelona Tây Ban Nha 2003 Beirut Li băng 2002 Thẩm Quyến Trung Quốc 2001 Torino/Habana Italia/Cuba 2000 Adelaide Ôxtrâylia 1999 Tokyo Nhật Bản 1998 Moscow Liên Bang Nga 1997 Seoul Hàn Quốc 1996 Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ 1995 Pretoria Nam Phi 1994 London Vương Quốc Anh 1993 Bắc Kinh Trung Quốc 1992 Rio de Janeiro Braxin 1991 Stockholm Thuỵ Điển 1990 Mexico City Mehicô 1989 Brussels Bỉ 1998 Băng cốc Thái Lan 1987 Nairobi Kenya

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
“ Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đa quyết định ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới. Từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàngnăm. ( Theo nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki ).
Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn. Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và lôgô sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu. Ngày Môi trường thế giới ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước, bằng chứng là số nước hưởng ứng sự kiện này ngày càng tăng, danh sách các thành phố, các doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng nhiều. Các hoạt động được lập kế hoạch từ trước hoặc trong quá trình tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng. Ngày Môi trường thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thi và làm sạch môi trường. Ngày Môi trường thế giới còn là một sự kiện “trí tuệ”, nó tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn về việc gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng; sự kiện này còn tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhà báo trên thế giới để viết về môi trường. Nhiều cam kết đã được long trọng tuyên bố, kết qủa là nhiều cơ quan quản lý môi trường và quy hoạch kinh tế của chính phủ đã được thành lập.
Ngày Môi trường thế giới còn tạo cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế về lĩnh vực môi trường. Đồng thời, tăng cường sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta.
Ví dụ, năm 1994, Tổng thống Fidel Ramos của Philipin đã kêu gọi người dân nước mình tạm dừng trong chốc lát vào 12 giờ trưa ngày 5 tháng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)