GD CD: Lịch sử Đảng- CCLL

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lịch sử Đảng- CCLL thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
( : http://violet.vn/khanhduc/present/list/cat_id/931462 ).

PHÂN TÍCH CHỨNG MINH SỰ RA ĐỜI CỦA ĐCSVN LÀ SẢN PHẨM CỦA SỰ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỚI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC

I. Hoàn cảnh lịch sử:
Đầu thế kỷ XX các nước đế quốc lớn như Anh, Mỹ, Pháp... đã xâm chiếm hầu hết các nước nhỏ yếu trên thế giới và biến thành thuộc địa của họ, thực thi chính sách thực dân tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với các thuộc địa.
Các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới.
Cuộc cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Cuộc cách mạng đó đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa và các hệ thống thuộc địa, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng tháng 10 cũng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng loài người.
Ở Châu Á, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là Trung quốc. Quãng Châu được coi như là cái nôi của cách mạng Châu Á lúc bấy giờ.
Ở việt nam, tháng 6/1884 triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp định Patơnot thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp.
Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt nam có nhiều thay đổi.
Về chính trị:thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế điển hình, đàn áp đẩm máu các phong trào yêu nước của người Việt nam, mọi quyền tự do bị cấm. Pháp xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến tay sai làm chỗ dựa. Thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, chia rẽ ba nước đông dương, xóa tên các nước Việt nam, Lào, Campuchia trên bản đồ chính trị thế giới. lập ra xứ đông dương thuộc Pháp. Ở Việt nam Pháp còn chia rẽ giữa ba kỳ, Nam kỳ,Trung kỳ, Bắc kỳ.
Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân. Họ bưng bít ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, kể cả văn hóa tiến bộ Pháp, xuyên tạc lịch sử và giá trị văn hóa Việt nam, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc người Việt nam.
Về kinh tế: Thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẽ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Đặc biệt thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ1(1897-1914) và lần 2 (1919-1929), dẫn đến những biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội ở Việt nam.
Cơ cấu kinh tế: Đã ra đời những ngành kinh tế công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp, kinh tế đồn điền.
Về cơ cấu xã hội: giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa, giai cấp công nhân và tư sản Việt nam ra đời.
Từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thì giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa. Một bộ phận cam tâm bán nước, làm tay sai cho Pháp. Một bộ phận khác nêu cao truyền thống và tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào yêu nước chống Pháp để giành độc lập dân tộc và bảo vệ chế độ phong kiến.
Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn trong dân cư, họ hăng hái chống đế quốc và phong kiến, khao khát độc lập và ruộng đất. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, yêu nước rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc.
Giai cấp tư sản Việt nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 1 với hai bộ phận.
Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, mâu thuẩn với tư bản Pháp và triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do vậy chính trị là cải lương.
Giai cấp công nhân Việt nam ra đời và phát triển trong quá trình thực dân Pháp thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa. Đến trước chiến tranh thế giới thứ 1 đã có khoãng 6 vạn công nhân. Số lượng công nhân tăng nhanh trong những năm Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, đến cuối năm 1929 số công nhân Việt nam là hơn 22 vạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)