GD CD: Lịch sử Đảng- cao cấp lý luận CT
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
80
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lịch sử Đảng- cao cấp lý luận CT thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Câu 1 : Phân tích, chứng minh tính đúng đắn cương lĩnh đầu tiên của Đảng
------------------------
A. Bối cảnh lịch sử :
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược vũ trang, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách thống trị nô dịch và bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo. Đất nước Việt Nam biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa, mất hẳn quyền độc lập, chủ quyền trở thành một dân tộc bị nô lệ, mất nước.
Các giai cấp xã hội bị biến, xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn cơ bản là : mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống Pháp dưới nhiều ngọn cờ, tư tưởng khác nhau, hình thức và phương pháp đấu tranh khác nhau, nhưng các phong trào yêu nước này đều thất bại, chứng tỏ CMVN đang thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Từ đó nảy sinh yêu cầu khách quan là cần có một đường hướng cứu nước mới cho CMVN.
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước theo phương hướng mới. Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người nghiên cứu nhiều loại hình chủ nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người đã hướng đến cách mạng tháng Mười và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó, Người gia nhập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và và dân tộc Việt Nam.
Từ khi trở thành người cộng sản, Người thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thông qua tổ chức này và các báo : Người cùng khổ, Nhân đạo, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh…truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin về Việt Nam và đã trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam là : Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Trước tình hình xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong một nước. Được giao nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản, đ/c Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm hợp nhất các phần tử chân chính lại để thành lập một Đảng duy nhất. Hội nghị hợp nhất được tiến hành từ 3/2 đến 7/2/1930 (hội nghị tháng Hai) tại Hương Cảng và thống nhất hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua 4 văn kiện do Nguyễn Ái Quốc dự thảo : Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam gửi đến quần chúng công, nông, binh, đồng bào và đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Bốn văn kiện này được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
Tuy bị Hội nghị BCH.TW Đảng tháng 10/1930 phê phán Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của hội nghị tháng Hai có nhiều sai lầm, thậm chí còn cho rằng sai phạm chính trị rất nguy hiểm nên quyết định thủ tiêu Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ của Đảng; thay đổi bằng luận cương : (Tư sản dân quyền cách mạng( do Trần Phú soạn thảo và đổi tên Đảng là : (Đảng cộng sản Đông Dương(. Nhưng thực tiễn quá trình lãnh đạo CMVN đã chứng minh sự sáng tạo, tính đúng đắn của cương lĩnh đầu tiên về quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân. Tính đúng đắn của cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta được thể hiện ở nội dung cơ bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng như sau :
B. Tính đúng đắn của cương lĩnh tháng Hai
1)- Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối chiến lược cách mạng trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, thành phần giai cấp, xã hội nước ta, Cương lĩnh viết : ( Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản(. Thực chất chủ trương cuộc cách mạng có 2 giai đoạn : đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập cho dân tộc là làm cho nước Việt Nam
------------------------
A. Bối cảnh lịch sử :
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược vũ trang, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách thống trị nô dịch và bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo. Đất nước Việt Nam biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa, mất hẳn quyền độc lập, chủ quyền trở thành một dân tộc bị nô lệ, mất nước.
Các giai cấp xã hội bị biến, xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn cơ bản là : mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống Pháp dưới nhiều ngọn cờ, tư tưởng khác nhau, hình thức và phương pháp đấu tranh khác nhau, nhưng các phong trào yêu nước này đều thất bại, chứng tỏ CMVN đang thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Từ đó nảy sinh yêu cầu khách quan là cần có một đường hướng cứu nước mới cho CMVN.
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước theo phương hướng mới. Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người nghiên cứu nhiều loại hình chủ nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người đã hướng đến cách mạng tháng Mười và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó, Người gia nhập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và và dân tộc Việt Nam.
Từ khi trở thành người cộng sản, Người thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thông qua tổ chức này và các báo : Người cùng khổ, Nhân đạo, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh…truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin về Việt Nam và đã trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam là : Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Trước tình hình xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong một nước. Được giao nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản, đ/c Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm hợp nhất các phần tử chân chính lại để thành lập một Đảng duy nhất. Hội nghị hợp nhất được tiến hành từ 3/2 đến 7/2/1930 (hội nghị tháng Hai) tại Hương Cảng và thống nhất hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua 4 văn kiện do Nguyễn Ái Quốc dự thảo : Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam gửi đến quần chúng công, nông, binh, đồng bào và đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Bốn văn kiện này được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
Tuy bị Hội nghị BCH.TW Đảng tháng 10/1930 phê phán Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của hội nghị tháng Hai có nhiều sai lầm, thậm chí còn cho rằng sai phạm chính trị rất nguy hiểm nên quyết định thủ tiêu Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ của Đảng; thay đổi bằng luận cương : (Tư sản dân quyền cách mạng( do Trần Phú soạn thảo và đổi tên Đảng là : (Đảng cộng sản Đông Dương(. Nhưng thực tiễn quá trình lãnh đạo CMVN đã chứng minh sự sáng tạo, tính đúng đắn của cương lĩnh đầu tiên về quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân. Tính đúng đắn của cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta được thể hiện ở nội dung cơ bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng như sau :
B. Tính đúng đắn của cương lĩnh tháng Hai
1)- Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối chiến lược cách mạng trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, thành phần giai cấp, xã hội nước ta, Cương lĩnh viết : ( Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản(. Thực chất chủ trương cuộc cách mạng có 2 giai đoạn : đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập cho dân tộc là làm cho nước Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)