GD CD: Lăng miếu Triệu Tường, Hà long, Hà Trung, TH

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Lăng miếu Triệu Tường, Hà long, Hà Trung, TH thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Lăng miếu Triệu Tường, Hà Long, Hà trung, Thanh Hóa
“ Theo ký ức của một số cụ già địa phương thì tháng 2 năm 1947, nghĩa là chưa đầy 3 tháng sau ngày Toàn quốc Kháng chiến 19.12.1946, thay vì từ Chùa Thày ở Sơn Tây đi ngay lên Việt Bắc, thủ đô kháng chiến, Bác Hồ quyết định về thăm Thanh Hoá. Trước khi đến nói chuyện với “các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 57), Bác Hồ đã đến thắp hương ở đình Gia Miêu và lăng miếu Triệu Tường. Một sự kiện mà càng suy ngẫm càng thấm thía tầm cao tư duy của lãnh tụ, một cốt cách văn hoá vượt hẳn lên cái nhìn trực quan hạn hẹp để thấu vào cốt lõi của lý tưởng giải phóng dân tộc và mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng”.(NGUồN:HTTP://VANHIEN.VN/DOC-THEO-DAT-NUOC/LANG-VIET/334-NGOICHUALANGVAVANHOALANG.HTML ).



( Bác Hồ thăm đến Gia Miêu, Hà Trung, Thanh Hóa- ảnh của họa sĩ Hoàng Hoa Mai- ảnh sưu tầm ).


Một di sản biến mất
( Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/phanngheo1910/article?mid=301 ).
Một di sản mang trong mình  hồn thiêng cho tiên tổ một triều đại với quá nhiều biến động nay đã không còn dấu tích.( Lăng miếu Triệu Tường - chụp từ trên không năm 1933 ).
Về Hà Long, Hà Trung, Thanh Hoá vào một ngày cuối thu, trên con đường dải nhựa, hai bên đường là cánh đống mía đỏ đang vào mùa  thu hoạch, vị trí mà cách đây 60 năm về trước đã từng tồn tại một quần thể di tích đồ sộ với các lăng miếu thờ phụng chúa Nguyễn trong đó có Lăng Miếu Triệu Tường - Một khu di tích ngang tầm với Đại Nội Huế ngày nay.
Thế nhưng di tích Lăng Miếu Triệu Tường đến nay đã bị phá huỷ hoàn toàn. Theo lời giới thiệu của một cán bộ xã, tôi tìm gặp bằng được Bác Nguyễn Văn Giới, một trong những người biết nhiều nhất về Lăng miếu Triệu Tường, còn cụ thân sinh của ông Giới trước kia chính là người coi sóc lăng miếu Triệu Tường, cụ Nguyễn Văn Hàm. " Trước kia tôi thường xuyên đi theo cha vào Lăng miếu Triệu Tường nên những gì nhìn thấy trước đó, so với ngay nay tôi không tưởng tượng rằng nó lại có thể thay đổi nhanh đến như vậy": Ông Giơí tâm sự trong khi chỉ tay ra cánh đồng mía nơi Lăn miếu Triệu tường từng toạ lạc ở đó.
Ông Giới cho biết " Lăng miếu Triệu Tường được xây dựng vào ngày 28/2/1803 tức đời Vua Gia Long năm thứ 2. Sau khi ông ra Bắc giải phóng Bắc Hà ( Hà Nội ngày nay),  trên đường trở về Thuận Hoá - Huế ông đã vào yết kiến triệu tổ Nguyễn Cam (Kim) tại Gia Miêu Ngoại Trang".
 Ngay sau khi, Vua Gia Long trở lại Thuận Hoá bàn với các quan trong triều quyết định cho Xây dựng đặc khu Lăng Miếu Triệu Tường, đồng thời cho phép nhân dân làng Gia Miêu xây dựng đình Gia Miêu (ngày nay) để nhớ đế công lao to lớn mà các đời chúa Nguyễn đã xây dựng cơ nghiệp đằng trong.
 Chỉ trong vòng 2 năm (1803 -1805) toàn bộ khu Lăng Miếu Triệu Tường và đình làng Gia Miêu đã hoàn thành. Với quy mô 3ha Lăng Miếu Triệu Tường  bao gồm: Miếu chính thờ Nguyễn Cam ( Triệu tổ Nhà Nguyễn), Miếu tả thờ Chúa tiên Nguyễn Hoàng, phía bên tay trái Nhà khách, phia trước lăng  ao sen, tường thành bao quanh, có bốn cổng vào Đông – Tây – Nam - Bắc, toàn bộ đường qua lối lại đều được lát bằng gạch đỏ. Theo như TS Phạm Văn Tuấn trưởng ban di tích cho biết " Nếu Lăng Miếu triệu tường còn tồn tại đến ngày nay rất có thể sánh ngang với Đaị Nội Huế ngày nay".
 "Một di sản mang vác hồn thiêng cho tiên tổ một triều đại với quá nhiều biến động nay đã không còn dấu tích". Trong số phận của khu lăng miếu Triệu Tường chợt thấy hình ảnh của hàng ngàn đình chùa miếu cũ đã một thời biến thành phế tích và rồi tuyệt tích mất dấu bởi những cao trào “hợp tác hóa xóa bờ vùng bờ thửa” và “toàn dân bài trừ mê tín dị đoan”, “phá sạch tàn tích phong kiến”.
 Trước đó vào những năm 1933 Lăng miếu Triệu Tường vẫn còn tồn tại nguyên vẹn những giá trị của nó, thế nhưng chỉ hơn 20 năm sau vào năm 1953 - 1954 di tích này trở nên biến dạng, và khu Lăng miếu này bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 1977 khi Cổng Thành Tam Quan bị san ủi - và khu Lăng miếu Triệu Tường biến mất từ đó. "Một trong những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)