GD CD: Kinh tế phát triển

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Kinh tế phát triển thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Môn cơ sở và nghiệp vụ công tác lãnh đạo quản lý.
( Nguồn: http://gdtxkthndongthap.edu.vn/?page=download&iddowtype=013 ).

Kinh tế phát triển.
Nguồn lực lao động trong quá trình phát triển kinh tế. Liện hệ thực tế địa phương.
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
GS, TS Trần Văn Chử
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm về nguồn lực phát triển
Nguồn lực (Resouree) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia. Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực phát triển do các tác giả trình bày dưới các cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều thống nhất ở những điểm sau.
- Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội theo hướng tiến bộ của một quốc gia.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
2. Phân loại các nguồn lực phát triển
Rất nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, khi nghiên cứu, người ta thường phân chia nguồn lực thành các nhóm để phân tích, đánh giá các đặc điểm, tính chất của chúng và có giải pháp thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả các yếu tố nguồn lực đó vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự phân loại các nguồn lực phát triển cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tiếp cận theo tính chất của nguồn lực phát triển, thì người ta chia nguồn lực phát triển thành hai loại sau:
Thứ nhất: Các nguồn lực vật chất.
Nhóm này bao gồm các nguồn lực như: nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn. Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển. Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình sản xuất còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước.
Thứ hai: Các nguồn lực phi vật chất:
Nhóm này bao gồm rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng và phát triển, có thể nêu một số yếu tố cơ bản như:
- Thể chế chính trị: Tuy đây không phải là yếu tố kinh tế, song lại là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Trong một xã hội, thượng tầng kiến trúc luôn có mối quan hệ biện chứng với hạ tầng cơ sở; chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với kinh tế, trong đó kinh tế là cơ sở để hình thành và phát triển chính trị, nhưng chính trị lại là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, không có chính trị phi kinh tế và ngược lại. Một quốc gia có đường lối chính trị đúng đắn sẽ tập hợp được mọi thành viên xã hội, tạo ra sự đồng thuận, ổn định chính trị - xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nguồn lực trong nước và nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế chính trị không ổn định, tất yếu sẽ kéo theo suy thoái kinh tế và tệ nạn xã hội gia tăng. Như vậy, thế chế chính trị có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Có thể chế chính trị đúng, song cơ chế quản lý và hệ thống chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn thì cũng không thể huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Không những thế cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực và hiệu quả kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)