GD CD: Hội nhập quốc tế

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Hội nhập quốc tế thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

PGS,TS Nguyễn Tất Giáp


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG TA VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Quá trình hình thành, phát triển chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng
Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trào lưu phát triển chung của thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy, sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã luôn giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tư tưởng mở cửa đối ngoại, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của Đảng đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (12/1946), đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng thời, Người khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”1. Đây là những tư tưởng quan trọng đặt cơ sở cho sự hình thành chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của nước ta sau này. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã không thể thực hiện một cách đầy đủ công cuộc hội nhập quốc tế theo những tư tưởng nêu trên.
Sau khi thống nhất đất nước, Đại hội IV của Đảng ta (1976) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội khẳng định phải kết hợp phát triển kinh tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Theo đó, Việt Nam đã tích cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế. Sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước XHCN mặc dù còn mang nặng tính bao cấp nhưng đã góp phần rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, Việt Nam cũng từng bước cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh do chịu sự chi phối của cuộc đối đầu Đông - Tây, đặc biệt là nhân tố ý thức hệ tư tưởng, nên còn những hạn chế nhất định, chưa đạt tới hiệu quả như mong muốn.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, trước hết trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn.
Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực tiễn hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Đại hội chỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”. Nghị quyết Đại hội cũng xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối ngoại trước hết bao gồm: đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài... Theo hướng này, Luật Đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)