GD CD: hỏi- đáp về tín ngưỡng, tôn giáo

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: GD CD: hỏi- đáp về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Ngày 18-6-2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 19 khóa XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 29-6-2004, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vấn đề tín ngưỡng- tôn giáo. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Đài PTTH Đồng Nai biên soạn tài liệu hỏi đáp tuyên truyền pháp luật về tín ngưỡng - tôn giáo.
( Nguồn: http://tuyengiao.dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-chi-tiet.aspx?NewsID=34&TopicID=2&ListID=2m+S/kVQXeIaFE3T52IyQ09woyk9w3ShtTbiIR1ai5Tu4XTJPqazENzzwFLhNHNF ).

TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP
VỀ TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO

Câu 1. Thế nào là hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, hoạt động tín ngưỡng được hiểu như sau: hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Theo khoản 5, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, hoạt động tôn giáo được hiểu như sau: hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
Câu 2. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau có quyền bình đẳng trước pháp luật không?
Tại Điều 52, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Tại Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.
Câu 3. Cơ sở tôn giáo là gì? Tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 7, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, cơ sở tôn giáo được hiểu như sau: cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.
Nơi thờ tự, tu hành bao gồm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tu viện…thuộc tổ chức tôn giáo.
Nơi đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo bao gồm: học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp phật học, đại chủng viện của đạo Công giáo, Viện thánh kinh thần học của đạo Tin lành.
Tại Điều 4, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Câu 4. Thế nào là tổ chức tôn giáo cơ sở?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)