GD CD: HD ôn thi môn KTCT- CT CCLL
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
88
Chia sẻ tài liệu: GD CD: HD ôn thi môn KTCT- CT CCLL thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
HD ôn thi môn: Kinh tế chính trị- CCLL
( Nguồn: https://sites.google.com/site/ccchinhtric5/tai-lieu-tham-khao-1 ).
C âu 2 : Giải thích nhận thức mới của Việt Nam về kinh tế thị trường. Mối quan hệ kinh tế thị trường với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và với định hướng XHCN ở Việt Nam
Bài làm
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hóa là tất yếu khách quan. Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát triển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy KT, vượt qua những quan niệm xơ cứng về mô hình phát triển KT-XH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, những điều kiện chung để KT hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại.
1. Khái niêm về kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào thị trường để vận động và phát triển. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường. Quan hệ tiền tệ - hàng hóa phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động SX kinh doanh. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
1. Tại sao nói “kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội”
Trước đây, trong quá trình phát triển lên CNXH của các nước XHCN nói chung và Việt Nam ta nói riêng, đã có những quan điểm ngộ nhận cho rằng chủ nghĩa xã hội đối lập với kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường là đi chệch hướng XHCN - tức là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, quay lưng lại với CNXH. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên chủ yếu là do nhận thức không đúng về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa thị trường và do chủ quan duy ý chí nên đã hiểu sai và vận dụng không đúng một số luận điểm của Mác và Ăngghen
a. Kinh tế thị trường không chỉ là sản phẩm của chế độ tư hữu
Về mặt lý luận, cần khẳng định rằng kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trước đây quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đều cho rằng: 2 điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đồng thời do quá nhấn mạnh chế độ tư hữu là nguồn gốc sản sinh ra chủ nghĩa tư bản nên từ đó đi đến kết luận sai lầm rằng việc xây dựng CNXH là xóa bỏ chế độ tư hữu, vì vậy cũng không còn nền sản xuất hàng hóa nữa.
Thực ra, nền KT sản xuất hàng hóa chỉ gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu SX lúc mới hình thành, tuy nhiên khi SX hàng hóa phát triển, theo đà tăng trưởng, LLSX nảy sinh xu hướng tách biệt quyền sở hữu với quyền sử dụng TLSX, tạo nên sự tách biệt độc lập tương đối về măt kinh tế. Tính chất tư nhân độc lập của lao động SX hàng hóa giờ đây không phụ thuộc vào quyền sở hữu mà chỉ phụ thuộc vào quyền sử dụng TLSX. Sự tách biệt về quyền sử dụng TLSX, tính tự chủ của mỗi chủ thể kinh tế dẫn đến sự tách biệt về quyền làm chủ kết quả sản xuất, đó là cơ sở cho sự tồn tại trao đổi hàng hoá (tức đầu ra), còn các yếu tố đầu vào (ruộng đất, vốn và các TLSX khác) có thể thuộc sở hữu công cộng (Nhà nước, thị trường), có thể sở hữu tư nhân, người sử dụng TLSX ấy vẫn có thể sản xuất hàng hoá. Thí dụ: Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng được giao quyền sở hữu lâu dài cho hộ hoặc nông trường
( Nguồn: https://sites.google.com/site/ccchinhtric5/tai-lieu-tham-khao-1 ).
C âu 2 : Giải thích nhận thức mới của Việt Nam về kinh tế thị trường. Mối quan hệ kinh tế thị trường với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và với định hướng XHCN ở Việt Nam
Bài làm
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hóa là tất yếu khách quan. Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát triển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, đây là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy KT, vượt qua những quan niệm xơ cứng về mô hình phát triển KT-XH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, những điều kiện chung để KT hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại.
1. Khái niêm về kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào thị trường để vận động và phát triển. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường. Quan hệ tiền tệ - hàng hóa phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động SX kinh doanh. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
1. Tại sao nói “kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội”
Trước đây, trong quá trình phát triển lên CNXH của các nước XHCN nói chung và Việt Nam ta nói riêng, đã có những quan điểm ngộ nhận cho rằng chủ nghĩa xã hội đối lập với kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường là đi chệch hướng XHCN - tức là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, quay lưng lại với CNXH. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên chủ yếu là do nhận thức không đúng về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa thị trường và do chủ quan duy ý chí nên đã hiểu sai và vận dụng không đúng một số luận điểm của Mác và Ăngghen
a. Kinh tế thị trường không chỉ là sản phẩm của chế độ tư hữu
Về mặt lý luận, cần khẳng định rằng kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trước đây quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đều cho rằng: 2 điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đồng thời do quá nhấn mạnh chế độ tư hữu là nguồn gốc sản sinh ra chủ nghĩa tư bản nên từ đó đi đến kết luận sai lầm rằng việc xây dựng CNXH là xóa bỏ chế độ tư hữu, vì vậy cũng không còn nền sản xuất hàng hóa nữa.
Thực ra, nền KT sản xuất hàng hóa chỉ gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu SX lúc mới hình thành, tuy nhiên khi SX hàng hóa phát triển, theo đà tăng trưởng, LLSX nảy sinh xu hướng tách biệt quyền sở hữu với quyền sử dụng TLSX, tạo nên sự tách biệt độc lập tương đối về măt kinh tế. Tính chất tư nhân độc lập của lao động SX hàng hóa giờ đây không phụ thuộc vào quyền sở hữu mà chỉ phụ thuộc vào quyền sử dụng TLSX. Sự tách biệt về quyền sử dụng TLSX, tính tự chủ của mỗi chủ thể kinh tế dẫn đến sự tách biệt về quyền làm chủ kết quả sản xuất, đó là cơ sở cho sự tồn tại trao đổi hàng hoá (tức đầu ra), còn các yếu tố đầu vào (ruộng đất, vốn và các TLSX khác) có thể thuộc sở hữu công cộng (Nhà nước, thị trường), có thể sở hữu tư nhân, người sử dụng TLSX ấy vẫn có thể sản xuất hàng hoá. Thí dụ: Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng được giao quyền sở hữu lâu dài cho hộ hoặc nông trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)