GD CD: HD ôn thi môn chính trị

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: GD CD: HD ôn thi môn chính trị thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Tài liệu ôn thi môn chính trị
( Nguồn: http://taynama.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-lieu-tham-khao/TAI-LIEU-ON-THI-TOT-NGHIEP-MON-CHINH-TRI-THI-NGAY-05052012-93 ).

ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (5điểm)
Trình bày nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Đảng ta đã vận dụng quy luật này như thế nào trong thời kỳ đổi mới đất nước?
Câu 2: (5điểm)
Anh (chị) hãy trình bày những bài học kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Gợi ý ĐỀ SỐ: 1

Câu 1: (5điểm)
1. Các khái niệm (1điểm)
1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ LLSX: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, biểu hiện khả năng chinh phục giới tự nhiên của con người. LLSX bao gồm: Người lao động và tư liệu sản xuất.
+ QHSX: Là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. QHSX bao gồm:
- Quan hệ giữa người với người về sở hữu tư liệu sản xuất.
- Quan hệ giữa người với người về phân công, tổ chức lao động xã hội
- Quan hệ giữa người với người về phân phối sản phẩm làm ra.
1.2. Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất
- Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở: trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động.
- Trong lịch sử đã có những trình độ: lực lượng sản xuất thủ công, lực lượng sản xuất nửa cơ khí và cơ khí, lực lượng sản xuất cơ khí hoá và tự động hoá, lực lượng sản xuất tự động hoá và công nghệ thông tin.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (2điểm)
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
- Vì sao lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất?
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau. Trong đó:
- LLSX: là nội dung vật chất kỹ thuật của PTSX
- QHSX: là hình thức xã hội của PTSX
Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Mà nội dung luôn quyết định hình thức, vì vậy LLSX quyết định QHSX.
* Biểu hiện:
+ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như vậy để đảm bảo sự phù hợp.
+ Khi lực lượng sản xuất thay đổi về tính chất, trình độ thì quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, nó sẽ cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đòi hỏi quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo cho phù hợp, nhằm mở lối cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi đó, lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời, quan hệ sản xuất cũ mất đi, quan hệ sản xuất mới ra đời.
+ Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Khi QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX.
Như thế nào thì gọi là không phù hợp?
+ Khi QHSX lỗi thời, lạc hậu so với sự phát triển của LLSX.
+ Khi QHSX vượt trước LLSX, đi quá xa so với sự phát triển của LLSX.
- LLSX luôn phát triển thì QHSX phải thay đổi cho phù hợp. Để điều chỉnh, thay đổi QHSX ấy đòi hỏi tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức của con người để cải tạo xã hội.
3. Sự vận dụng quy luật này trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (2điểm)
+ Trước đổi mới. (ĐH VI – 1986)
Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng vấp phải những sai lầm, khuyết điểm trong đó bao trùm lên là bệnh chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan: nóng vội xoá bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể khi nó còn lý do tồn tại; đề cao mở rộng quan hệ sản xuất tập thể khi nó chưa có đầy đủ những tất yếu kinh tế…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)