GD CD: HD đại hội Đoàn các cấp NK( 2012-2017)

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: GD CD: HD đại hội Đoàn các cấp NK( 2012-2017) thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN
Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017)
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017)
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
Số: 65 HD/TWĐTN Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011
* * *
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017)

Căn cứ Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 – 2017 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN), Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp cụ thể như sau:
phụ lục có liên quan; Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành và dự thảo nghị quyết Đại hội.
I. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu, thống nhất tên gọi là: Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ…, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
2. Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên, thống nhất gọi tên là: Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ…, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
3. Đối với chi đoàn cơ sở, thống nhất tên gọi là: Đại hội chi đoàn…(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), lần thứ (nếu có), nhiệm kỳ …, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
Những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 2 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2012 – 2014 (nhiệm kỳ sau là 2014 – 2017); những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2012 – 2017.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI
Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án Đại hội; Đề án nhân sự Ban Chấp hành và các chức danh; Đề án Ủy ban Kiểm tra và nhân sự Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu có); Đề án Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên và các danh sách trích ngang nhân sự kèm theo.
2. Xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới và các báo cáo
3. Phân bổ đại biểu cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
4. Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào Ban Chấp hành, Bí thư (đối với những đơn vị bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội) của đoàn viên không là đại biểu Đại hội.
5. Chuẩn bị và cung cấp báo cáo, tài liệu liên quan về tình hình đại biểu, kết quả bầu cử đại biểu Đại hội cho Đoàn Chủ tịch và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
6. Chuẩn bị tài liệu và các văn bản liên quan đến nội dung phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành và Ủy ban Kiểm tra khóa mới.
7. Xây dựng nội dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí… phục vụ Đại hội.
III. XÂY DỰNG VÀ THẢO LUẬN DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN
1. Xây dựng dự thảo các văn kiện
1.1. Yêu cầu chung
- Báo cáo tổng kết phải ngắn gọn, có tính khái quát, tập trung vào các vấn đề cốt lõi của phong trào thanh thiếu nhi và công tác tổ chức xây dựng Đoàn. Đánh giá đúng những mặt mạnh, kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Đoàn.
- Tập trung đầu tư xây dựng phương hướng nhiệm kỳ mới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, phù hợp nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, có tính khả thi cao.
- Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp cần quán triệt quan điểm chỉ đạo, định hướng chung của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Đoàn cấp trên trực tiếp.
1.2. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết Đại hội Đoàn cấp trên và nghị quyết Đại hội của cấp mình; đánh giá sâu kết quả thực hiện 2 phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và các chương trình, đề án do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đoàn các cấp quyết định.
- Phương hướng nhiệm kỳ mới của Đại hội Đoàn các cấp phải đảm bảo quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (để đảm bảo tính thống nhất trong các phong trào, chương trình hành động của tuổi trẻ cả nước); các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải trên cơ sở phân tích toàn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; đồng thời bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt công tác chủ yếu của Đoàn như: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác xây dựng Đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; công tác thiếu nhi... Chú trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
1.3. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành
Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm tập thể của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành; chỉ ra những mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng và phân công nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.4. Dự thảo nghị quyết Đại hội
Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo nghị quyết Đại hội. Nội dung nghị quyết cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, của Đoàn cấp trên trực tiếp và của Đại hội, cụ thể:
- Đánh giá khái quát những kết quả trọng tâm; mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cơ bản đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
- Thống nhất những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản; phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, dự án chủ yếu thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
- Nêu rõ các nội dung được thông qua tại Đại hội, gồm: Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; tổng hợp ý kiến góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên và những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; kết quả bầu Ban Chấp hành khoá mới và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
2. Thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội
Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp bao gồm: Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; dự thảo và báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên; nghị quyết Đại hội.
- Việc thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện của Đại hội cấp mình và dự thảo văn kiện của Đại hội cấp trên tổ chức trước và trong Đại hội. Thảo luận các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
- Phát huy dân chủ trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và đại biểu Đại hội; thảo luận thẳng thắn, nghiêm túc, đi vào những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn (tránh tham luận dài dòng, chung chung, liệt kê thành tích).
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ VÀ QUY TRÌNH BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH, BÍ THƯ KHÓA MỚI
1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành các cấp
Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:
- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối thoại và định hướng cho thanh niên.
- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn công tác Đoàn và tình hình thanh niên ở địa phương, đơn vị.
- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.
- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.
Đối với nhân sự dự kiến bầu giữ các chức danh trong Ban Chấp hành, thực hiện theo tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh theo Quy chế cán bộ Đoàn.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
2. Phương pháp, quy trình chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những cơ sở để cụ thể hoá tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu của Ban Chấp hành khoá mới (Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới).
- Hướng dẫn để Đoàn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa mới cấp mình. Văn bản giới thiệu của Đoàn cấp dưới phải có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp.
- Tổng hợp danh sách nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khóa mới (kể cả nhân sự do cấp triệu tập Đại hội dự kiến, nhân sự ứng cử và nhân sự do Đoàn cấp dưới giới thiệu), lập hồ sơ và tiến hành xác minh đối với những trường hợp cần thiết.
- Báo cáo xin ý kiến của cấp uỷ cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp về dự kiến nhân sự.
- Hoàn chỉnh danh sách dự kiến bầu vào Ban Chấp hành khoá mới để Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu hoặc cung cấp khi Đại hội yêu cầu.
Đối với các trường hợp tự ứng cử, hồ sơ ứng cử phải gửi cho Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội; trường hợp đề cử nhân sự không phải là đại biểu Đại hội, người đề cử phải gửi hồ sơ nhân sự đó cho Đoàn Chủ tịch để Đoàn Chủ tịch báo cáo trước Đại hội.
* Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành các cấp thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Mục II, Phần thứ Hai, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn và Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN.
3. Quy trình bầu cử Ban Chấp hành khóa mới
- Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới. Đại hội thảo luận Đề án (có thể thảo luận theo tổ hoặc theo đoàn đại biểu về yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành) và biểu quyết số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
- Đại hội tiến hành ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành khoá mới (có thể tiến hành ứng cử, đề cử tại tổ thảo luận).
- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách nhân sự ứng cử, đề cử và nhân sự xin rút; xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên khỏi danh sách bầu cử (trường hợp Đoàn Chủ tịch còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, có thể xin ý kiến của Đại hội để tham khảo); lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử; chuẩn bị phiếu bầu cử.
- Bầu Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu).
- Đại hội tiến hành bầu cử; Ban Kiểm phiếu kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội.
- Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử.
4. Đại hội trực tiếp bầu Bí thư
- Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Đại hội trực tiếp bầu Bí thư, trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cấp đó. Các đơn vị được chọn chỉ đạo thực hiện Đại hội trực tiếp bầu Bí thư nên là những đơn vị có phong trào tốt, đoàn kết, thống nhất, nguồn nhân sự đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Tỉ lệ các đơn vị thực hiện Đại hội bầu trực tiếp Bí thư bảo đảm theo quy định tại mục 5, phần IV, Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, cụ thể:
+ Cấp tỉnh và cấp huyện: từ 15% ÷ 20%.
+ Cấp cơ sở: từ 25% ÷ 30%.
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ chọn một số đơn vị cấp tỉnh để chỉ đạo bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội; danh sách cụ thể sẽ thông báo sau.
- Khi tiến hành công tác bầu cử, Đại hội bầu Ban Chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư trong số Ủy viên Ban chấp hành (chi đoàn, chi đoàn cơ sở có thể bầu Bí thư trước, sau đó bầu số Ủy viên Ban Chấp hành còn lại).
- Nếu Đại hội bầu chức danh Bí thư lần thứ nhất không có đồng chí nào trúng cử thì Đại hội tiến hành bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn không có đồng chí nào trúng cử thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Chức danh Bí thư giao lại cho Ban Chấp hành khóa mới bầu theo quy định.
- Cách thức tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội thực hiện như sau:
+ Sau khi Đại hội bầu và công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành khoá mới, Đoàn Chủ tịch Đại hội thông báo ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) về việc Đại hội bầu trực tiếp Bí thư và tiêu chuẩn, yêu cầu, phương án nhân sự Bí thư khóa mới để Đại hội thảo luận trước khi tiến hành ứng cử, đề cử.
+ Đại hội tiến hành thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư khóa mới trong số các đồng chí vừa trúng cử vào Ban Chấp hành khoá mới (có thể thảo luận, ứng cử, đề cử tại các tổ hoặc đoàn đại biểu).
+ Đoàn Chủ tịch Đại hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới, quyết định cho rút hoặc không cho rút đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu cử. Lập danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới báo cáo Đại hội biểu quyết thông qua.
Danh sách bầu Bí thư có thể có số dư hoặc không có số dư. Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử có từ 3 người trở lên, Đoàn Chủ tịch có thể xin ý kiến Đại hội lấy phiếu tín nhiệm và chỉ đưa những người được trên một phần hai số đại biểu có mặt tín nhiệm, vào danh sách bầu Bí thư khoá mới.
+ Tiến hành công tác bầu cử.
5. Về bầu có số dư và độ tuổi bình quân Ban Chấp hành
5.1. Về bầu có số dư
Danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ở mỗi cấp phải nhiều hơn số lượng cần bầu, cụ thể:
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chuẩn bị danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Nhân sự giới thiệu bầu phải đảm bảo tiêu chuẩn; nếu trúng cử Ban Chấp hành khóa mới có thể phân công đảm nhận ngay nhiệm vụ trong Ban Chấp hành.
- Chốt danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%.
Cấp bộ Đoàn cấp trên chỉ đạo thí điểm một số tổ chức Đoàn trực thuộc bầu Phó bí thư có số dư.
5.2. Về độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành và tuổi theo chức danh
- Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành các cấp là tuổi bình quân của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới.
- Việc xác định độ tuổi tham gia cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn và các chức danh được tính theo năm, lấy thời điểm tính là năm 2012.
- Ban Chấp hành Đoàn các cấp chủ động báo cáo cấp uỷ, rà soát, bổ sung nguồn nhân sự quy hoạch cho nhiệm kỳ mới, đảm bảo độ tuổi bình quân Ban Chấp hành theo quy định tại Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, cụ thể:
+ Cấp cơ sở: bình quân dưới 28 tuổi.
+ Cấp huyện: bình quân dưới 29 tuổi.
+ Cấp tỉnh: bình quân dưới 31 tuổi.
Đối với Đoàn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan, doanh nghiệp, độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.
Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân sẽ có hướng dẫn riêng.
V. CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP VÀ BẦU ĐOÀN ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI ĐOÀN CẤP TRÊN
1. Công tác đại biểu Đại hội Đoàn các cấp
1.1. Số lượng đại biểu
Số lượng đại biểu dự đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định tại Mục 6, Phần IV, Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, cụ thể như sau:
- Cấp cơ sở:
+ Chi đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn viên.
+ Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức Đại hội đại biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).
+ Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.
- Cấp huyện: Từ 120 đến 200 đại biểu.
- Cấp tỉnh: Từ 200 đến 300 đại biểu. Các đơn vị: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Ban Thanh niên Công an và Ban Thanh niên Quân đội từ 300 đến 450 đại biểu.
1.2. Thành phần đại biểu
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu lên theo phân bổ của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới nhưng không trúng cử làm đại biểu của Đại hội. Số lượng đại biểu chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu Đại hội.
- Khi đại biểu chính thức không tham dự Đại hội được hoặc đại biểu chính thức xin rút không tham gia Đại hội Đoàn cấp trên (trừ ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội) thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp. Nếu đại biểu dự khuyết có số phiếu bầu bằng nhau thì lấy đại biểu có tuổi Đoàn nhiều hơn (tuổi Đoàn tính từ ngày ra nghị quyết chuẩn y kết nạp đoàn viên). Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới (nếu thấy cần thiết).
1.3. Cách phân bổ đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên
Căn cứ số lượng đại biểu Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số đại biểu để đơn vị đoàn cấp dưới bầu theo một trong hai cách sau:
- Cách 1:
+ Lấy tổng số đoàn viên hiện có (của Đoàn cấp triệu tập Đại hội) chia cho số lượng đại biểu Đại hội phân bổ cho Đoàn cấp dưới, được tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu.
+ Căn cứ tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đoàn viên hiện có của đơn vị đoàn cấp dưới để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho đơn vị đó.
- Cách 2:
+ Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đoàn viên và tính đặc thù của các đơn vị Đoàn cấp dưới, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng đơn vị.
+ Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị trực thuộc, thì phân bổ số đại biểu còn lại cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu (như cách 1).
2. Bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên
- Đại biểu được bầu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức của Đại hội Đoàn cấp dưới; là những cán bộ, đoàn viên ưu tú, có uy tín với đoàn viên, thanh niên, có khả năng đóng góp ý kiến vào những quyết định của Đại hội.
- Trên cơ sở tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu được Ban Chấp hành Đoàn cấp trên phân bổ, Ban Chấp hành xây dựng Đề án Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (có dự kiến nhân sự cụ thể) trình Đại hội xem xét, quyết định.
- Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do Đại hội quyết định. Bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyết sau. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên) hoặc đại biểu (đối với Đại hội đại biểu) trong danh sách bầu cử có số phiếu bầu nhiều hơn một phần hai so với số đoàn viên hoặc đại biểu có mặt tại Đại hội, thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội về việc lấy đại biểu dự khuyết trong số các đoàn viên hoặc đại biểu đó theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng đại biểu dự khuyết. Trường hợp đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức mà trong danh sách bầu cử còn lại chỉ có số phiếu bầu bằng hoặc thấp hơn một phần hai, thì tổ chức bầu đại biểu dự khuyết trong số những đoàn viên hoặc đại biểu đó. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quyết định của Đại hội, có bầu tiếp hay không do Đại hội quyết định.
VI. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Chương trình Đại hội phải đảm bảo nội dung và trình tự diễn ra các nội dung hợp lý; hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của Đại hội đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
2. Chương trình Đại hội của Đoàn cấp cơ sở trở lên có thể kết cấu thành 2 phiên:
- Phiên thứ nhất, nên thực hiện các nội dung sau: Thông qua chương trình làm việc của Đại hội; thông qua nội quy (quy chế) Đại hội; bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên; tiến hành một số công việc của phần bầu cử; hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần thiết…
- Phiên thứ hai, nên thực hiện các nội dung: Diễn văn khai mạc Đại hội; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu và biểu quyết tư cách đại biểu; nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy cùng cấp, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên; thảo luận dự thảo các văn kiện của Đại hội; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (bầu Bí thư đối với những đơn vị bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội); bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên; thông qua nghị quyết Đại hội...
3. Chương trình Đại hội phải được Đại hội biểu quyết thông qua bằng hình thức giơ tay.
4. Các quyết định của Đại hội ở các phiên đều có giá trị như nhau.
VII. CÁC CƠ QUAN PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI
1. Đoàn Chủ tịch Đại hội
- Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.
- Chủ tịch danh dự của Đại hội: Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có thể mời đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; đại diện lãnh đạo Đoàn cấp trên, làm Chủ tịch danh dự của Đại hội. Số lượng Chủ tịch danh dự cụ thể do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng Đoàn Chủ tịch được Đại hội bầu.
1.1. Nhiệm vụ
Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành mọi công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số (đối với những đơn vị chỉ có Chủ tịch thì xin ý kiến của Đại hội). Đoàn Chủ tịch Đại hội có các nhiệm vụ sau:
- Điều hành công việc của Đại hội theo chương trình, nội quy (quy chế) đã được Đại hội quyết định.
- Giới thiệu số lượng, danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội đoàn viên) để Đại hội biểu quyết thông qua.
- Quyết định việc lưu hành các tài liệu của Đại hội.
- Hướng dẫn Đại hội thảo luận và thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
- Điều hành công tác bầu cử:
+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khóa mới; yêu cầu, tiêu chuẩn Bí thư (nếu Đại hội trực tiếp bầu Bí thư); tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư (nếu Đại hội bầu trực tiếp Bí thư) và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định cho rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu cử; trường hợp còn nhiều ‎ý kiến chưa thống nhất thì đoàn chủ tịch có thể xin ý kiến quyết định của Đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết. Lãnh đạo hoạt động của Ban Kiểm phiếu.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Điều khiển thông qua nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại hội.
1.2. Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp
- Cấp tỉnh: Từ 7 ÷ 13 đồng chí (không kể Chủ tịch danh dự).
- Cấp huyện: Từ 5 ÷ 9 đồng chí.
- Cấp cơ sở: Từ 3 ÷ 5 đồng chí (đối với chi đoàn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí).
1.3. Bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch là những đại biểu chính thức của Đại hội để giới thiệu với Đại hội.
- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch.
- Nếu đại biểu Đại hội giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay từng nhân sự để lấy những người có tín nhiệm cao hơn.
2. Đoàn Thư ký Đại hội
Đoàn Thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu để Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký và Trưởng Đoàn thư ký. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Thư ký Đại hội.
2.1. Nhiệm vụ
- Ghi biên bản Đại hội; tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết luận, Nghị quyết của Đại hội; trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.
- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch; tiếp nhận hoa, điện mừng, đơn thư… Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
2.2. Số lượng Đoàn Thư ký Đại hội ở các cấp
- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí.
- Số lượng Đoàn Thư ký ở Đại hội đại biểu từ cấp huyện trở lên từ 2 ÷ 5 đồng chí.
2.3. Bầu Đoàn Thư ký Đại hội
- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với Đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Đoàn Thư ký là những đại biểu chính thức của Đại hội.
- Quy trình bầu Đoàn Thư ký tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội.
3. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
Đại hội đoàn viên không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu; Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư cách đại biểu để Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua.
3.1. Nhiệm vụ
- Xem xét báo cáo và các tài liệu liên quan do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu để xét tư cách đại biểu.
- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để trình Đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không đủ tư cách đại biểu.
- Báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.
- Hướng dẫn đại biểu Đại hội thực hiện nghiêm túc nội quy của Đại hội.
3.2. Số lượng Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
- Đại hội đại biểu Đoàn cơ sở từ 1 ÷ 3 đồng chí.
- Đại hội đại biểu từ Đoàn cấp huyện trở lên từ 3 ÷ 7 đồng chí.
3.3. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức của Đại hội.
- Quy trình bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.
4. Ban Kiểm phiếu
Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với đại hội đoàn viên) không có trong danh sách bầu cử, do Đoàn Chủ tịch giới thiệu, Đại hội biểu quyết thông qua về số lượng và danh sách.
4.1. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục bầu cử, điều kiện trúng cử và cách thức bỏ phiếu.
- Kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu); kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội; tiến hành kiểm phiếu bầu; xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ.
- Xem xét và báo cáo Đoàn Chủ tịch quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc có đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử; niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban Chấp hành khoá mới lưu trữ theo quy định.
4.2. Số lượng Ban Kiểm phiếu
- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở từ 1 ÷ 5 đồng chí.
- Đại hội từ Đoàn cấp huyện trở lên từ 5 ÷ 11 đồng chí.
4.3. Bầu Ban Kiểm phiếu
- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và Trưởng Ban Kiểm phiếu là những đại biểu chính thức của Đại hội.
- Quy trình bầu Ban Kiểm phiếu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.
VIII. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH LẦN THỨ NHẤT
1. Đối với những đơn vị đã bầu được Bí thư khóa mới, đồng chí Bí thư là người triệu tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành để bầu các Ủy viên Ban Thường vụ còn lại; bầu các Phó bí thư; Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
2. Đối với những đơn vị chưa bầu được Bí thư khóa mới, thì đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư khoá cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu Chủ tọa hội nghị. Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra.
IX. DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Thẩm quyền duyệt kế hoạch đại hội Đoàn các cấp
Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm và thẩm quyền duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các đơn vị trực thuộc. Ban Bí thư Trung ương Đoàn duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn cấp tỉnh.
2. Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các cấp
- Đề án tổ chức Đại hội.
- Dự thảo chương trình Đại hội.
- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
- Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khóa cũ.
- Đề án nhân sự Ban Chấp hành và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (Đề án phải có danh sách trích ngang lý lịch dự kiến nhân sự bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư và các Phó bí thư; dự kiến nhân sự Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên).
Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi báo cáo lên Đoàn cấp trên.
X. CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
1. Sau Đại hội,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)