GD CD: HAMMORABI- Bộ luật đầu tiên của loài người
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
112
Chia sẻ tài liệu: GD CD: HAMMORABI- Bộ luật đầu tiên của loài người thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ LUẬT HAMMURABI – BỘ LUẬT CỔ XƯA NHẤT CỦA NHÂN LOẠI ( Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyet_thaii/article?mid=148&fid=-1 ).
ThS. Nguyễn Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
(Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu Bộ luật Hammurabi – Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại, tác giả đã gửi đăng ở nhiều báo, tạp chí, mỗi bài viết là sự khai thác ở những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 2/9/2004; Tạp chí Luật học số 6/2005; Kỉ yếu kỉ niệm Khoa Luật 30 năm xây dựng và trưởng thành v.v…Dưới đây là một bài viết có tính chất tổng hợp những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, xin gửi đến các bạn sinh viên để cùng chia sẻ, góp ý)
Nền kinh tế của Lưỡng Hà phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, kinh tế hàng hoá phát triển, dẫn đến nhu cầu cần phải có qui định để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự. Người Lưỡng Hà phát hiện chữ viết (văn tự) từ rất sớm (giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước CN). Tiền lệ pháp, tập quán pháp đã được sử dụng rất rộng rãi trước khi Bộ luật này ra đời. Về mặt nguồn gốc, Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người Amôrít. Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc mà thi hành. Bộ luật Hammurabi là Bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận[1]. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng. Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Về kĩ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng ... Về mức độ điều chỉnh: Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết. Về mặt hình thức pháp lý, đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài. a. Về dân sự: Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều chỉnh quan
ThS. Nguyễn Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
(Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu Bộ luật Hammurabi – Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại, tác giả đã gửi đăng ở nhiều báo, tạp chí, mỗi bài viết là sự khai thác ở những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 2/9/2004; Tạp chí Luật học số 6/2005; Kỉ yếu kỉ niệm Khoa Luật 30 năm xây dựng và trưởng thành v.v…Dưới đây là một bài viết có tính chất tổng hợp những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, xin gửi đến các bạn sinh viên để cùng chia sẻ, góp ý)
Nền kinh tế của Lưỡng Hà phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, kinh tế hàng hoá phát triển, dẫn đến nhu cầu cần phải có qui định để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự. Người Lưỡng Hà phát hiện chữ viết (văn tự) từ rất sớm (giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước CN). Tiền lệ pháp, tập quán pháp đã được sử dụng rất rộng rãi trước khi Bộ luật này ra đời. Về mặt nguồn gốc, Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người Amôrít. Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc mà thi hành. Bộ luật Hammurabi là Bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận[1]. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng. Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Về kĩ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng ... Về mức độ điều chỉnh: Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết. Về mặt hình thức pháp lý, đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài. a. Về dân sự: Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều chỉnh quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)