GD CD: GT về Bộ luật Hồng Đức
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: GD CD: GT về Bộ luật Hồng Đức thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
GT về Bộ quốc triều hình luật (Lê Triều Hình Luật)- Bộ Luật Hồng Đức
( Nguồn: http://minhkhue77.violet.vn/entry/show/entry_id/5156972/cat_id/4568144 ).
Bộ luật Hồng Đức, bộ luật hình chính thống được hoàn chỉnh ở triều đại Lê Thánh Tông (Hồng Đức) thế kỉ 15, là bộ luật cổ bằng chữ Hán còn lưu giữ được tương đối đầy đủ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội). BQTHL có 13 chương, 722 điều, gồm 6 quyển.
Việc xác định thời điểm ban hành BQTHL vẫn chưa được khẳng định dứt khoát. Theo ý kiến nhiều nhà sử học thì Bộ luật đã được khởi thảo từ những năm đầu của triều Lê, được bổ sung, hoàn chỉnh trong suốt triều Lê, trong đó có những đóng góp to lớn của Lê Thánh Tông. Đây là Bộ luật tiến bộ trong các bộ luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.
Lê Triều Hình Luật: Một bộ Luật cách tân trong lịch sử Việt Nam
Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.
Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
- Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;
- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;
- Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;
- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;
- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;
- Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.
* Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc.
Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Nhà Lê tổ chức thành sáu bộ:
1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;
3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
5: Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
* Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém" (đ.74).
Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh
( Nguồn: http://minhkhue77.violet.vn/entry/show/entry_id/5156972/cat_id/4568144 ).
Bộ luật Hồng Đức, bộ luật hình chính thống được hoàn chỉnh ở triều đại Lê Thánh Tông (Hồng Đức) thế kỉ 15, là bộ luật cổ bằng chữ Hán còn lưu giữ được tương đối đầy đủ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội). BQTHL có 13 chương, 722 điều, gồm 6 quyển.
Việc xác định thời điểm ban hành BQTHL vẫn chưa được khẳng định dứt khoát. Theo ý kiến nhiều nhà sử học thì Bộ luật đã được khởi thảo từ những năm đầu của triều Lê, được bổ sung, hoàn chỉnh trong suốt triều Lê, trong đó có những đóng góp to lớn của Lê Thánh Tông. Đây là Bộ luật tiến bộ trong các bộ luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.
Lê Triều Hình Luật: Một bộ Luật cách tân trong lịch sử Việt Nam
Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.
Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
- Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;
- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;
- Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;
- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;
- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;
- Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.
* Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc.
Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Nhà Lê tổ chức thành sáu bộ:
1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;
3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
5: Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
* Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém" (đ.74).
Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)