GD CD: GT Triết học Mác- Lê nin
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: GD CD: GT Triết học Mác- Lê nin thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Giáo trình : Triết học Mác Lê nin- GT ĐH Mỏ- địa chất
Chương 1: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC –
Triết học Mác Lê nin- GT ĐH Mỏ địa chất- K.LLCT
Saturday, 14 June 2008
( Nguồn: http://www.humg.edu.vn/lyluanchinhtri/index.php?option=com_content&task=view&id=395&Itemid=265 )
1. Tồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới 1.1. Tồn tại của thế giới là tiền đề của sự thống nhất của thế giới Vấn đề “tồn tại” và “không tồn tại” đã được đặt ra ngay từ trong triết học cổ đại phương Đông và phương Tây. Trong việc nhận thức thế giới, vấn đề đầu tiên nảy sinh với tư duy triết học là: Thế giới quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy con người? Thế giới có tồn tại hay không? Và vấn đề mà nhận thức triết học phải đi tới là quan niệm về sự tồn tại của thế giới. Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới. Chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất. Còn các nhà duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần, cho rằng chỉ thế giới tinh thần mới là tồn tại. Hêghen coi bản chất của tồn tại là cái tinh thần vì giới tự nhiên cũng chỉ là tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của nó, song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không phải ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới, mà ở chỗ chủ nghĩa duy vật cho rằng cơ sở của sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó. Quan điểm này thể hiện tính nhất nguyên duy vật triệt để, dựa trên sự tổng kết những thành tựu nhân loại đã đạt được trong hoạt động thực tiễn, trong triết học cũng như trong khoa học. 1.2. Tính thống nhất vật chất của thế giới Có 2 khuynh hướng cơ bản về vấn đề này: - Chủ nghĩa duy tâm coi tinh thần, ý thức có trước, quyết định vật chất nên tính thống nhất của thế giới là ở ý thức, ở các lực lượng tinh thần siêu nhiên. - Chủ nghĩa duy vật coi vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất nên sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất. Bằng sự phát triển lâu dài của triết học và sự phát triển khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng chứng minh rằng thế giới xung quanh chúng ta dù đa dạng và phong phú đến đâu thì bản chất của nó vẫn là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Bởi vì: Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, là thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không tự mất đi; chúng luôn biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. 2. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất 2.1. Định nghĩa phạm trù vật chất Vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay từ đầu, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nhưng phạm trù vật chất được hiểu rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn trong từng thời kỳ lịch sử của nhân loại. 2.1.1. Quan điểm duy tâm Coi thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng đế”, là “ý niệm tuyệt đối” hoặc là do ý thức của chủ thể quyết định. 2.1.2. Quan niệm duy vật Coi vật chất là thực thể, cơ sở đầu tiên, bất biến của tất cả
Chương 1: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC –
Triết học Mác Lê nin- GT ĐH Mỏ địa chất- K.LLCT
Saturday, 14 June 2008
( Nguồn: http://www.humg.edu.vn/lyluanchinhtri/index.php?option=com_content&task=view&id=395&Itemid=265 )
1. Tồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới 1.1. Tồn tại của thế giới là tiền đề của sự thống nhất của thế giới Vấn đề “tồn tại” và “không tồn tại” đã được đặt ra ngay từ trong triết học cổ đại phương Đông và phương Tây. Trong việc nhận thức thế giới, vấn đề đầu tiên nảy sinh với tư duy triết học là: Thế giới quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy con người? Thế giới có tồn tại hay không? Và vấn đề mà nhận thức triết học phải đi tới là quan niệm về sự tồn tại của thế giới. Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới. Chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất. Còn các nhà duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần, cho rằng chỉ thế giới tinh thần mới là tồn tại. Hêghen coi bản chất của tồn tại là cái tinh thần vì giới tự nhiên cũng chỉ là tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của nó, song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không phải ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới, mà ở chỗ chủ nghĩa duy vật cho rằng cơ sở của sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó. Quan điểm này thể hiện tính nhất nguyên duy vật triệt để, dựa trên sự tổng kết những thành tựu nhân loại đã đạt được trong hoạt động thực tiễn, trong triết học cũng như trong khoa học. 1.2. Tính thống nhất vật chất của thế giới Có 2 khuynh hướng cơ bản về vấn đề này: - Chủ nghĩa duy tâm coi tinh thần, ý thức có trước, quyết định vật chất nên tính thống nhất của thế giới là ở ý thức, ở các lực lượng tinh thần siêu nhiên. - Chủ nghĩa duy vật coi vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất nên sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất. Bằng sự phát triển lâu dài của triết học và sự phát triển khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng chứng minh rằng thế giới xung quanh chúng ta dù đa dạng và phong phú đến đâu thì bản chất của nó vẫn là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Bởi vì: Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, là thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không tự mất đi; chúng luôn biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. 2. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất 2.1. Định nghĩa phạm trù vật chất Vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay từ đầu, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nhưng phạm trù vật chất được hiểu rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn trong từng thời kỳ lịch sử của nhân loại. 2.1.1. Quan điểm duy tâm Coi thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng đế”, là “ý niệm tuyệt đối” hoặc là do ý thức của chủ thể quyết định. 2.1.2. Quan niệm duy vật Coi vật chất là thực thể, cơ sở đầu tiên, bất biến của tất cả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)