GD CD: Giáo án lớp 10- P2

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Giáo án lớp 10- P2 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Năm học: 2006 - 2007
Học kỳ: I
Tuần thứ: 11

BÀI 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
(2 tiết)

( Nguồn: http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=7898 ).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là nhận thức, quá trình nhận thứuc gồm hai gia đoạn: nhậ thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Hiểu được thế nào là thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ?
Về kĩ năng:
- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
3. Về thái độ
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lí thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
Kiến thức cơ bản:
- Khái niệm nhận thức
- Khái niệm thực tiễn
2. Kiến thức trọng tâm
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. PPDH: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận lớp, thảo luận nhóm, phương pháp động não...
HTTCDH: Học theo lớp, cá nhân, nhóm nhỏ
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo SGV GDCD 10 (Không phân ban), SGV Triết học10 (Ban khoa học xã hội), hướng dẫn học Triết học 12 (Ban khoa học xã hội).
2. Học sinh: Tìm hiểu SGK
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Giới thiệu bài (2’): Ở bài đầu tiên trong chương trình GDCD chúng ta đã đã biết vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt. Em nào có thể nhắc lại hai mặt đó là gì?
- Sau khi học sinh nhắc lại giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy theo triết học Mác - Lênin con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
- GV yêu câu HS trả lời và kết luận: Ở bài 2- Thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở bài này chúng ta đã tiếp nhận quan niệm của Mác- Lênin: Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Vậy qúa trình nhận thức gồm những giai đoạn nào? Nhận thức bắt nguồn từ đâu và con người nhận thức thế giới để làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.Tiến trình tổ chức tiết học1:

Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản

HOẠT ĐỘNG 1
LÀM VIỆC CẢ LỚP VÀ CÁ NHÂN ĐỂ TÌM HIỂU HAI GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

I. Thế nào là nhận thức:


- GV đặt một chiếc hộp đựng cuốn sách lên bàn và hỏi HS:
Hỏi: Các em có biết chiếc hộp đựng vật gì không? Theo em vật đó có màu sắc, kích thước, hình dạng như thế nào?
- GVKL: Các em chưa biết vật đó là gì, như thế nào vì các em chưa được tiếp xúc với svht đó, các giác quan của các em chưa tiếp xúc với svht.
- GV mở chiếc hộp, lấy cuốn sách ra và yêu cầu HS chuyền tay nhau xem. Sau đó GV tiếp tục hỏi:
Hỏi: Sau khi trực tiếp tiếp xúc với svht, các em đã biết nó là cái gì chưa? Cuốn sách các em vừa xem dày hay mỏng, màu gì? Tựa đề của nó là gì?
Hỏi: Cuốn sách này nghiên cứu những nội dung gì? Nội dung cơ bản của cuốn sách là gì?
- GVKL: Sự tiếp xúc vừa rồi chỉ cho các em hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng (hình thức) mà chưa đi sâu nhận thức được những đặc điểm bên trong. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính.
Hỏi: Vậy em hiểu thế nào là nhận thức cảm tính?
- GVKH và ghi khái niệm
Hỏi: Theo em để biết được nội dung của cuốn sách, xem nó có hữu ích hay không chúng ta phải làm gì?
- GVKL: Phải đọc, phân tích, suy nghĩ, so sánh, tổng hợp...Tức là phải trãi qua các thao tác tư duy. Giai đoạn này được gọi là nhận thức lý tính
Hỏi: Vậy theo em thế nào là nhận thức lý tính?


- HS nêu ý kiến









- HS trả lời



- HS trả lời







- HS nêu khái niệm


- HS trả lời





- HS nêu khái niệm


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)