GD CD: Gia đình thần thánh
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Gia đình thần thánh thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
GIA ĐÌNH THẦN THÁNH
hay là
PHÊ PHÁN SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN
( Nguồn: http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1845/gia_dinh_than_thanh/index.htm ).
Chống Bruno Bauer và đồng bọn
Đây là tác phẩm đầu tiên do K. Marx và F. Engels cộng tác viết ra. Tác phẩm này được viết vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười một 1844 và xuất bản vào tháng Hai 1845 ở Frankfurt trên sông Main. "Gia đình thần thánh" là tên gọi hài hước đặt cho anh em Bauer và bọn theo đuôi họ tụ tập quanh tờ "Allgemeine Literatur - Zeitung" ("Báo văn học phổ thông"). Trong cuốn sách này, Marx và Engels đã bác bỏ anh em Bauer và những người khác thuộc phái Hegel trẻ (hoặc phái Hegel tả), đồng thời cũng phê phán cả triết học duy tâm của chính Hegel. Ngay từ năm 1842, khi thành lập ở Berlin cái gọi là "Phái tự do", Marx đã bất đồng ý kiến nghiêm trọng với phái Hegel trẻ. Tháng Mười 1842, khi còn ở trong ban biên tập của tờ "Rheinische Zeitung", mà hồi bấy giờ có một số phần tử thuộc phái Hegel trẻ ở Berlin tham gia, Marx đã phản đối đăng trên báo này những bài trống rỗng và phù phiếm xa rời cuộc sống thực tế và chìm đắm trong cuộc tranh luận triết học trừu tượng do "Phái tự do" nêu ra. Trong hai năm sau khi Marx đoạn tuyệt với "Phái tự do" thì sự bất đồng ý kiến về lý luận và chính trị giữa Marx, Engels với phái Hegel trẻ đã trở nên hết sức sâu sắc và không thể dung hoà được. Điều đó không những chứng tỏ rằng Marx và Engels đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, mà còn nói lên rằng anh em Bauer và bọn theo đuổi họ bấy giờ đã thoái hoá rồi. Trên tờ "Allgemeine Literatur-Zeitung", Bauer và nhóm của y đã vứt bỏ "xu hướng cấp tiến năm 1842" và "Rheinische Zeitung" là tờ báo biểu hiện rõ nhất xu hướng cấp tiến đó; chúng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan tầm thường và thối nát, cổ động cho thứ "lý luận" chủ trương rằng chỉ có những cá nhân kiệt xuất tức kẻ thể hiện "tinh thần", "sự phê phán thuần tuý" mới là người sáng tạo ra lịch sử, còn quần chúng, nhân dân dường như chỉ là một chất liệu thiếu sức sống, là vật trở ngại trong quá trình lịch sử. Để bóc trần tư tưởng phản động có hại đó, để bảo vệ quan điểm duy nhất mới và cộng sản chủ nghĩa của mình, Marx và Engels quyết định hợp tác viết quyển sách này. Trong mười ngày Engels lưu lại Paris, hai ông đã định ra đề cương, chia xong các chương mục và cùng viết "Lời tựa" của quyển sách mà ban đầu được gọi là "Phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn". Trước khi rời Paris, Engels đã viết xong mấy chương mục mà mình đảm nhiệm. Mác đã gánh vác đại bộ phận cuốn sách, cho tới cuối tháng Mười một 1844 mới viết xong; mặt khác, để viết những chương mục được phân công, ông đã lợi dụng một phần bản thảo kinh tế - triết học mà ông viết vào xuân - hè năm 1844, đã lợi dụng những điều thu hoạch được trong việc nghiên cứu lịch sử cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII và nhiều bút ký, trích yếu khác, nên đã vượt xa khuôn khổ ấn định cho cuốn sách. Trong quá trình in, Marx đã thêm vào tên sách mấy chữ "Gia đình thần thánh". Mục lục quyển sách này đã nói rõ những chương mục nào do Marx viết, những chương mục nào do Engels viết. Quyển sách này khổ nhỏ, dày hơn 20 trang in, vì vậy căn cứ vào quy định thời bấy giờ của một số bang ở Đức, nó không bị cơ quan kiểm tra sách báo kiểm duyệt trước.
Tác giả:
K. Marx - F. Engels
Năm viết:
1844
HTML Markup:
Vanya
Nguồn:
C. Mác - Ph. Ăng-ghen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t.2, tr.13-316
Lời tựa
Chương I:
Sự phê phán có tính phê phán với tư cách anh thợ đóng sách, hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện ở ông Reichardt (Engels)
Chương II:
Sự phê phán có tính phê phán với tư cách "Mühleigner", hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện ở ông Jules Faucher (Engels)
Chương III:
Tính triệt để của sự phê phán có tính phê phán, hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện
hay là
PHÊ PHÁN SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN
( Nguồn: http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1845/gia_dinh_than_thanh/index.htm ).
Chống Bruno Bauer và đồng bọn
Đây là tác phẩm đầu tiên do K. Marx và F. Engels cộng tác viết ra. Tác phẩm này được viết vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười một 1844 và xuất bản vào tháng Hai 1845 ở Frankfurt trên sông Main. "Gia đình thần thánh" là tên gọi hài hước đặt cho anh em Bauer và bọn theo đuôi họ tụ tập quanh tờ "Allgemeine Literatur - Zeitung" ("Báo văn học phổ thông"). Trong cuốn sách này, Marx và Engels đã bác bỏ anh em Bauer và những người khác thuộc phái Hegel trẻ (hoặc phái Hegel tả), đồng thời cũng phê phán cả triết học duy tâm của chính Hegel. Ngay từ năm 1842, khi thành lập ở Berlin cái gọi là "Phái tự do", Marx đã bất đồng ý kiến nghiêm trọng với phái Hegel trẻ. Tháng Mười 1842, khi còn ở trong ban biên tập của tờ "Rheinische Zeitung", mà hồi bấy giờ có một số phần tử thuộc phái Hegel trẻ ở Berlin tham gia, Marx đã phản đối đăng trên báo này những bài trống rỗng và phù phiếm xa rời cuộc sống thực tế và chìm đắm trong cuộc tranh luận triết học trừu tượng do "Phái tự do" nêu ra. Trong hai năm sau khi Marx đoạn tuyệt với "Phái tự do" thì sự bất đồng ý kiến về lý luận và chính trị giữa Marx, Engels với phái Hegel trẻ đã trở nên hết sức sâu sắc và không thể dung hoà được. Điều đó không những chứng tỏ rằng Marx và Engels đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, mà còn nói lên rằng anh em Bauer và bọn theo đuổi họ bấy giờ đã thoái hoá rồi. Trên tờ "Allgemeine Literatur-Zeitung", Bauer và nhóm của y đã vứt bỏ "xu hướng cấp tiến năm 1842" và "Rheinische Zeitung" là tờ báo biểu hiện rõ nhất xu hướng cấp tiến đó; chúng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan tầm thường và thối nát, cổ động cho thứ "lý luận" chủ trương rằng chỉ có những cá nhân kiệt xuất tức kẻ thể hiện "tinh thần", "sự phê phán thuần tuý" mới là người sáng tạo ra lịch sử, còn quần chúng, nhân dân dường như chỉ là một chất liệu thiếu sức sống, là vật trở ngại trong quá trình lịch sử. Để bóc trần tư tưởng phản động có hại đó, để bảo vệ quan điểm duy nhất mới và cộng sản chủ nghĩa của mình, Marx và Engels quyết định hợp tác viết quyển sách này. Trong mười ngày Engels lưu lại Paris, hai ông đã định ra đề cương, chia xong các chương mục và cùng viết "Lời tựa" của quyển sách mà ban đầu được gọi là "Phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn". Trước khi rời Paris, Engels đã viết xong mấy chương mục mà mình đảm nhiệm. Mác đã gánh vác đại bộ phận cuốn sách, cho tới cuối tháng Mười một 1844 mới viết xong; mặt khác, để viết những chương mục được phân công, ông đã lợi dụng một phần bản thảo kinh tế - triết học mà ông viết vào xuân - hè năm 1844, đã lợi dụng những điều thu hoạch được trong việc nghiên cứu lịch sử cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII và nhiều bút ký, trích yếu khác, nên đã vượt xa khuôn khổ ấn định cho cuốn sách. Trong quá trình in, Marx đã thêm vào tên sách mấy chữ "Gia đình thần thánh". Mục lục quyển sách này đã nói rõ những chương mục nào do Marx viết, những chương mục nào do Engels viết. Quyển sách này khổ nhỏ, dày hơn 20 trang in, vì vậy căn cứ vào quy định thời bấy giờ của một số bang ở Đức, nó không bị cơ quan kiểm tra sách báo kiểm duyệt trước.
Tác giả:
K. Marx - F. Engels
Năm viết:
1844
HTML Markup:
Vanya
Nguồn:
C. Mác - Ph. Ăng-ghen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t.2, tr.13-316
Lời tựa
Chương I:
Sự phê phán có tính phê phán với tư cách anh thợ đóng sách, hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện ở ông Reichardt (Engels)
Chương II:
Sự phê phán có tính phê phán với tư cách "Mühleigner", hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện ở ông Jules Faucher (Engels)
Chương III:
Tính triệt để của sự phê phán có tính phê phán, hay là sự phê phán có tính phê phán thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)