GD CD: Đường lối đổi mới của Đảng và cương lĩnh xây dựng đất nước

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 137

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đường lối đổi mới của Đảng và cương lĩnh xây dựng đất nước thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG

( Nguồn: http://www.amo.gov.vn/content/a114/listfileen.asp )






ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
(TỪ NĂM 1986 đến nay)

Người biên soạn: TS NGUYỄN DANH TIÊN





HÀ NỘI 11-2011
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hiểu sâu sắc những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng (12-1986) đề ra và quá trình bổ sung, phát triển đường lối đổi mới qua thực tiễn hơn 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới.
- Nắm vững những nội dung Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay và thành tựu, kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới.
2. Yêu cầu
- Nhận thức có hệ thống quá trình tìm tòi, khảo nghiệm và từng bước hoàn chỉnh đường lối đổi mới; nội dung cơ bản của đường lối đổi mới được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) và sự phát triển đường lối đổi mới qua các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương từ khóa VI đến khóa XI.
- Làm rõ tính đúng đắn và những giá trị lý luận - thực tiễn của quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như sự phát triển về lý luận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống chính trị và công tác xây dựng Đảng. Khẳng định sự tìm tòi, phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
( Góp phần củng cố niềm tin, sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; bác bỏ những luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.

B. NỘI DUNG
1. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội đất nước những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 lâm vào tình trạng khủng hoảng
- Sản xuất kém phát triển. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 1976-1980 đạt 1,6%, trong khi, đó dân số tăng 4,5 triệu người. Những năm 1981-1985, mặc dù tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 6,4% nhưng do dân số tăng hằng năm 2,3% nên sản xuất vẫn không đủ tiêu dùng. Các chỉ tiêu cơ bản như lương thực, thực phẩm, điện, than, xi măng, phân bón, gỗ, vải, hàng xuất khẩu không đạt hiệu quả sản xuất tư thấp..
- Phân phối lưu thông rối ren do Nhà nước áp dụng chính sách ngăn sông, cấm chợ.
Các công cụ đòn bẩy kinh tế như: chính sách giá cả, tiền tệ, tài chính, tiền lương... đều không phát huy tác dụng dẫn đến lạm phát gia tăng (trên 300% năm 1985 và 774% năm 1986).
( Những khó khăn về sản xuất và phân phối lưu thông dẫn đến mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông lương, nguyên vật liệu, giữa thu và chi, giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Trong xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Một số cán bộ, công nhân viên nhà nước lộng quyền, tham nhũng.
- Đời sống của nhân dân, nhất là nông dân, công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhu cầu chính đáng của người dân như: ăn, nhà ở, thuốc men, sinh hoạt văn hóa tinh thần nghèo nàn, thiếu thốn.
- Niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước giảm sút nghiêm trọng. Bởi Đảng và Nhà nước không đảm bảo được những vấn đề thiết yếu của cuộc sống.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Người dân chỉ hiểu đúng nghĩa của độc lập tự khi được ăn no mặc ấm". Người chỉ rõ: "chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ" .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)