GD CD: Địa chính trị
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
77
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Địa chính trị thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Khái quát lịch sử phát triển tư tưởng địa- chính trị thế giới.
Ts Nguyễn Thế Lực- Viện quan hệ quốc tế- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Địa- chính trị là một môn khoa học đã có ngay từ khi có sự xuất hiện các nhà nước quốc gia- dân tộc. Tuy nhiên, cũng còn không ít những quan điểm sai trái do các lực lượng chính trị phản động lợi dụng để phục vụ cho các tư tưởng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít..., nhất là trong 2 cuộc Đại chiến thế giới. Do vậy trong một thời gian dài, khoa học địa- chính trị đã bị lãng quên, phải đến thập kỷ 60 trở lại đây, bộ môn khoa học này mới bắt đầu được chú ý trở lại và dần dần phát triển phù hợp với các xu thế mới của thế giới.
Địa- chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý và chính trị. Mục đích của nó là nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếu tố địa lý, tức là nghiên cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chính trị trên phạm vi địa lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể.
Trong những năm gần đây, khái niệm "địa- chính trị" thường được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Đó là vì quá trình nghiên cứu về chính trị thế giới hiện nay vẫn dựa trên việc phân tích tình hình ở các khu vực, các quốc gia. Việc xác định các nước láng giềng, các khu vực có vị trí trọng yếu với những ý đồ và chiến lược có thể là đối tác quan hệ hoặc là đối tượng đấu tranh ... luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong thời đại hiện nay. Từ đó các nước có thể tiến hành việc hoạch định chiến lược đối ngoại của mình sao cho phù hợp với tình hình thế giới và khu vực, để phục vụ kịp thời mục tiêu phát triển đất nước. Trong điều kiện thế giới đang có nhiều diễn biến sâu sắc và phức tạp như hiện nay, vai trò của địa- chính trị với tư cách là một khoa học tiếp cận, nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ ngày càng được chú ý và coi trọng.
Tư tưởng về địa- chính trị đã có từ rất lâu đời, ngay khi có sự xuất hiện các nhà nước quốc gia- dân tộc. Nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa- chính trị mới trở thành một khoa học độc lập. Có thể chia quá trình phát triển tư tưởng địa- chính trị thành các giai đoạn chủ yếu sau:
1. Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Người được coi là cha đẻ của địa- chính trị học là một lý thuyết gia người Mỹ- ông Alfred Theyer Mahan (1840- 1914). Khái niệm cơ bản được ông sử dụng là " các vùng biển và quyền lực quốc gia ". Tác phẩm được coi là kinh điển của địa- chính trị học có tên gọi "Sự ảnh hưởng của quyền lực hàng hải đối với lịch sử" được Mahan viết năm 1890. Trong cuốn sách này, Mahan một mặt phân tích tác động của việc kiểm soát các vùng biển, lãnh hải (nhất là các vùng hẹp) đối với đường giao thông biển của các quốc gia; mặt khác ông cũng nghiên cứu về sự lớn mạnh của đế chế Anh với tư cách là một quốc gia hải đảo. Từ đó, ông đi đến kết luận: Việc kiểm soát quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia, những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên bộ. Có thể nói, tư tưởng này của Mahan có ảnh hưởng rất lớn đối với các lý thuyết địa- chính trị sau này.
Năm 1899, Rudolph Kjellen- nhà địa lý học Thuỵ Điển là người đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ "địa- chính trị". Năm 1905, Kjellen sử dụng thuật ngữ này nhằm biểu thị "khoa học của một quốc gia với tư cách là một vùng trong không gian". Quan niệm này của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng địa- chính trị của Friedrich Ratzel (người Đức). Kjellen quan niệm quốc gia như một cơ thể sống và có một quyết tâm sống mãnh liệt. Năm 1917, Kjellen đã nêu lên định nghĩa về địa - chính trị: Đó là khoa học coi quốc gia là một tổ chức về mặt địa lý hay là một hiện tượng trong không gian. "Tổ chức" này bị ràng buộc với cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc để có được các nguồn lực cần thiết cho sự sống, trong đó lãnh thổ là cái quan trọng nhất.
Người có sự mô tả rõ ràng và tương đối phong phú về thế giới dưới góc độ địa - chính trị là nhà địa lý học người Anh - Sir Halford Mackinder (1861-1947
Ts Nguyễn Thế Lực- Viện quan hệ quốc tế- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Địa- chính trị là một môn khoa học đã có ngay từ khi có sự xuất hiện các nhà nước quốc gia- dân tộc. Tuy nhiên, cũng còn không ít những quan điểm sai trái do các lực lượng chính trị phản động lợi dụng để phục vụ cho các tư tưởng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít..., nhất là trong 2 cuộc Đại chiến thế giới. Do vậy trong một thời gian dài, khoa học địa- chính trị đã bị lãng quên, phải đến thập kỷ 60 trở lại đây, bộ môn khoa học này mới bắt đầu được chú ý trở lại và dần dần phát triển phù hợp với các xu thế mới của thế giới.
Địa- chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý và chính trị. Mục đích của nó là nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếu tố địa lý, tức là nghiên cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chính trị trên phạm vi địa lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể.
Trong những năm gần đây, khái niệm "địa- chính trị" thường được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Đó là vì quá trình nghiên cứu về chính trị thế giới hiện nay vẫn dựa trên việc phân tích tình hình ở các khu vực, các quốc gia. Việc xác định các nước láng giềng, các khu vực có vị trí trọng yếu với những ý đồ và chiến lược có thể là đối tác quan hệ hoặc là đối tượng đấu tranh ... luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong thời đại hiện nay. Từ đó các nước có thể tiến hành việc hoạch định chiến lược đối ngoại của mình sao cho phù hợp với tình hình thế giới và khu vực, để phục vụ kịp thời mục tiêu phát triển đất nước. Trong điều kiện thế giới đang có nhiều diễn biến sâu sắc và phức tạp như hiện nay, vai trò của địa- chính trị với tư cách là một khoa học tiếp cận, nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ ngày càng được chú ý và coi trọng.
Tư tưởng về địa- chính trị đã có từ rất lâu đời, ngay khi có sự xuất hiện các nhà nước quốc gia- dân tộc. Nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa- chính trị mới trở thành một khoa học độc lập. Có thể chia quá trình phát triển tư tưởng địa- chính trị thành các giai đoạn chủ yếu sau:
1. Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Người được coi là cha đẻ của địa- chính trị học là một lý thuyết gia người Mỹ- ông Alfred Theyer Mahan (1840- 1914). Khái niệm cơ bản được ông sử dụng là " các vùng biển và quyền lực quốc gia ". Tác phẩm được coi là kinh điển của địa- chính trị học có tên gọi "Sự ảnh hưởng của quyền lực hàng hải đối với lịch sử" được Mahan viết năm 1890. Trong cuốn sách này, Mahan một mặt phân tích tác động của việc kiểm soát các vùng biển, lãnh hải (nhất là các vùng hẹp) đối với đường giao thông biển của các quốc gia; mặt khác ông cũng nghiên cứu về sự lớn mạnh của đế chế Anh với tư cách là một quốc gia hải đảo. Từ đó, ông đi đến kết luận: Việc kiểm soát quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia, những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên bộ. Có thể nói, tư tưởng này của Mahan có ảnh hưởng rất lớn đối với các lý thuyết địa- chính trị sau này.
Năm 1899, Rudolph Kjellen- nhà địa lý học Thuỵ Điển là người đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ "địa- chính trị". Năm 1905, Kjellen sử dụng thuật ngữ này nhằm biểu thị "khoa học của một quốc gia với tư cách là một vùng trong không gian". Quan niệm này của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng địa- chính trị của Friedrich Ratzel (người Đức). Kjellen quan niệm quốc gia như một cơ thể sống và có một quyết tâm sống mãnh liệt. Năm 1917, Kjellen đã nêu lên định nghĩa về địa - chính trị: Đó là khoa học coi quốc gia là một tổ chức về mặt địa lý hay là một hiện tượng trong không gian. "Tổ chức" này bị ràng buộc với cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc để có được các nguồn lực cần thiết cho sự sống, trong đó lãnh thổ là cái quan trọng nhất.
Người có sự mô tả rõ ràng và tương đối phong phú về thế giới dưới góc độ địa - chính trị là nhà địa lý học người Anh - Sir Halford Mackinder (1861-1947
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)