GD CD: Đề xuất XD " Thầy giáo điện tử"
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề xuất XD " Thầy giáo điện tử" thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Đề xuất về xây dựng “ Thầy giáo điện tử”( TGĐT).
Chắc hẳn nhiều người đã được xem & nghe các TGĐT giảng bài ôn thi TN, ĐH qua truyền hình, qua các xem các đĩa CD- ROM, qua các website có videoclip bài giảng của các thầy, cô giáo (khi dùng máy chiếu đa năng Projector), cácc website dạy học trực tuyến và hẳn đã thấy rõ sự tiện lợi khi cần học “thầy giáo điện tử”- TGĐT).
Trong thời đại tin học, trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học thì việc tăng cường phát triển, phổ biến “thầy giáo điện tử”- TGĐT là hết sức cần thiết, chẳng hạn ở các trường miền núi thiếu GV mà được ưu tiên tin học hóa, những giờ học thiếu GV thì có thể sử dụng TGĐT thay thế tạm thời trong những giờ GV đi họp, đi học, đi công tác hay bị ốm và có thể khắc phục đuợc tình trạng thiếu GV một số môn học ở các trường miền núi; thiếu GV ở các hải đảo.
Việc sử dụng chương trình TGĐT gắn vào các bài giảng điện tử để giảng phần bài thuyết trình trong khoảng 15-20’/45’ trong các giờ học có thể sẽ giúp GV đỡ phải nói nhiều, hạn chế bị bệnh phổi nghề nghiệp; phần bài giảng còn lại thì thầy, cô giáo có thể giúp HS, SV giải đáp các câu hỏi sau khi nghe bài giảng và hướng dẫn vận dụng giải bài tập; nhất là ở các trường đại học, cao đẳng thì các giờ thuyết trình có thể sử dụng TGĐT tại các giảng đường.
Vậy làm thế nào để có thể sản xuất nhanh các chương trình cho thầy giáo điện tử ?
Rất đơn giản: Ta chỉ việc sử dụng máy quay Camera kỹ thuật số hoặc máy ảnh kỹ thuật số có chương trình quay camera để bố trí quay lại các giờ giảng trong từng chương trình học ở từng cấp học( các giờ giảng của các thầy cô dạy giỏi, có chuẩn bị trước chu đáo, có quay phần minh họa bài giảng chu đáo, sinh động); sau đó đưa vào máy vi tính hoặc đưa vào các website của ngành GD hoặc ghi vào các đĩa CD- ROM rồi sao ra hàng loạt để sử dụng giảng dạy. Thế là ta đã có các chương trình của TGĐT.
Các chương trình này GV có thể sử dụng thay phần thuyết trình để đỡ phải nói nhiều trong khoảng 1/3 thời gian tiết dạy, sau đó GV sẽ sử dụng các phương pháp dạy học khác để tiếp tục hoàn thiện bài dạy trong tiết học.
Khi GV bị ốm thì có thể bố trí bất cứ GV rỗi nào hoặc người phụ trách tin học- vi tính để có thể lên lớp vừa quản lý lớp học, vừa sử dụng chương trình TGĐT đúng bài dạy đó thay thế.
Ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề,... hoàn toàn có thể sử dụng chương trình TGĐT để dạy các giờ dạy theo phương pháp thuyết trình. Và ngành GD có thể phối hợp với các đài truyền hình sử dụng để dạy ôn thi hoặc dạy hướng nghiệp cho TTNHS; phối hợp với hội đồng GD, hội giáo chức, hội khuyến học ở các địa phương để xây dựng xã hội học tập.
Với cách thức và sự tiện lợi nêu trên, tôi đề nghị ngành GD quan tâm xem xét và có thể đầu tư sản xuất chương trình giảng dạy cho TGĐT(theo cách trên) và có hướng dẫn cho các trường, GV, học sinh,...sử dụng để giảng dạy, học tập phù hợp đảm bảo yêu cầu dạy học.
Việc xây dựng chương trình cho TGĐT nêu trên còn có thể vận dụng cho công tác bồi dưỡng CBQLGD, bồi dưỡng GV, ngoại khóa cho HS, SV; dạy nghề cho nông dân;....
Người đề xuất:
Trần Việt Thao
( VP. Tỉnh đoàn Thanh Hóa).
Chắc hẳn nhiều người đã được xem & nghe các TGĐT giảng bài ôn thi TN, ĐH qua truyền hình, qua các xem các đĩa CD- ROM, qua các website có videoclip bài giảng của các thầy, cô giáo (khi dùng máy chiếu đa năng Projector), cácc website dạy học trực tuyến và hẳn đã thấy rõ sự tiện lợi khi cần học “thầy giáo điện tử”- TGĐT).
Trong thời đại tin học, trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học thì việc tăng cường phát triển, phổ biến “thầy giáo điện tử”- TGĐT là hết sức cần thiết, chẳng hạn ở các trường miền núi thiếu GV mà được ưu tiên tin học hóa, những giờ học thiếu GV thì có thể sử dụng TGĐT thay thế tạm thời trong những giờ GV đi họp, đi học, đi công tác hay bị ốm và có thể khắc phục đuợc tình trạng thiếu GV một số môn học ở các trường miền núi; thiếu GV ở các hải đảo.
Việc sử dụng chương trình TGĐT gắn vào các bài giảng điện tử để giảng phần bài thuyết trình trong khoảng 15-20’/45’ trong các giờ học có thể sẽ giúp GV đỡ phải nói nhiều, hạn chế bị bệnh phổi nghề nghiệp; phần bài giảng còn lại thì thầy, cô giáo có thể giúp HS, SV giải đáp các câu hỏi sau khi nghe bài giảng và hướng dẫn vận dụng giải bài tập; nhất là ở các trường đại học, cao đẳng thì các giờ thuyết trình có thể sử dụng TGĐT tại các giảng đường.
Vậy làm thế nào để có thể sản xuất nhanh các chương trình cho thầy giáo điện tử ?
Rất đơn giản: Ta chỉ việc sử dụng máy quay Camera kỹ thuật số hoặc máy ảnh kỹ thuật số có chương trình quay camera để bố trí quay lại các giờ giảng trong từng chương trình học ở từng cấp học( các giờ giảng của các thầy cô dạy giỏi, có chuẩn bị trước chu đáo, có quay phần minh họa bài giảng chu đáo, sinh động); sau đó đưa vào máy vi tính hoặc đưa vào các website của ngành GD hoặc ghi vào các đĩa CD- ROM rồi sao ra hàng loạt để sử dụng giảng dạy. Thế là ta đã có các chương trình của TGĐT.
Các chương trình này GV có thể sử dụng thay phần thuyết trình để đỡ phải nói nhiều trong khoảng 1/3 thời gian tiết dạy, sau đó GV sẽ sử dụng các phương pháp dạy học khác để tiếp tục hoàn thiện bài dạy trong tiết học.
Khi GV bị ốm thì có thể bố trí bất cứ GV rỗi nào hoặc người phụ trách tin học- vi tính để có thể lên lớp vừa quản lý lớp học, vừa sử dụng chương trình TGĐT đúng bài dạy đó thay thế.
Ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề,... hoàn toàn có thể sử dụng chương trình TGĐT để dạy các giờ dạy theo phương pháp thuyết trình. Và ngành GD có thể phối hợp với các đài truyền hình sử dụng để dạy ôn thi hoặc dạy hướng nghiệp cho TTNHS; phối hợp với hội đồng GD, hội giáo chức, hội khuyến học ở các địa phương để xây dựng xã hội học tập.
Với cách thức và sự tiện lợi nêu trên, tôi đề nghị ngành GD quan tâm xem xét và có thể đầu tư sản xuất chương trình giảng dạy cho TGĐT(theo cách trên) và có hướng dẫn cho các trường, GV, học sinh,...sử dụng để giảng dạy, học tập phù hợp đảm bảo yêu cầu dạy học.
Việc xây dựng chương trình cho TGĐT nêu trên còn có thể vận dụng cho công tác bồi dưỡng CBQLGD, bồi dưỡng GV, ngoại khóa cho HS, SV; dạy nghề cho nông dân;....
Người đề xuất:
Trần Việt Thao
( VP. Tỉnh đoàn Thanh Hóa).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)