GD CD: Đề thi & đáp án môn kinh tế phát triển - CT cao cấp lý luận( CCLL).

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề thi & đáp án môn kinh tế phát triển - CT cao cấp lý luận( CCLL). thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Đề và đáp án thi tốt nghiệp môn kinh tế phát triển chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính khu vực II
( Nguồn: https://sites.google.com/site/ccchinhtric5/tai-lieu-tham-khao-1 ).
A/đề thi
Đề 1 (đề được sử dụng tài liệu tham khảo)
Bằng lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế việt nam, đồng chí hãy phân tích vì sao phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Được sử dụng tài liệu tham khảo
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam.
Đề 2 (đề được sử dụng tài liệu tham khảo)
Bằng lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam, đồng chí hãy phân tích vì sao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội VN cần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Được sử dụng tài liệu tham khảo
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam.
Đề 3 (đề không được sử dụng tài liệu tham khảo)
Bằng lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam, đồng chí hãy phân tích vai trò nguồn lao động trong phát triển và nêu các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lao động Việt Nam theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Đề 4 (đề không được sử dụng tài liệu tham khảo)
Bằng lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam, đồng chí hãy phân tích vai trò của nông nghiệp trong phát triển, nêu định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam và các giải pháp tổ chức thực hiện định hướng.
Thời gian làm bài: 150 phút.



B/đáp án
Đề 1: học viên cần thực hiện được các nội dung phân tích lý luận kết hợp với liên hệ thực tiễn sau.
Phân tích phát triển bền vững là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong thời kỳ phát triển tiếp theo với các nội dung cần trình bày, phân tích sau:
Nêu khái niệm phát triển bền vững.
Phân tích được sự khác biệt về bản chất, tác động ảnh hưởng của phát triển bền vững trong phát triển so với các nội dung tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế để từ đó rút ra kết luận: phát triển bền vững là xu thế phát triển tất yếu khách quan phù hợp với quy hoạch phát triển đối với sự phát triển của các nền kinh tế.
Phân tích những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời kỳ phát triển tiếp theo và khả năng đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững để từ đó rút ra kết luận phát triển bền vững là yêu cầu, là xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam trong quá trình phát triển.
Đề 2: học viên cần thực hiện được các nội dung phân tích lý luận và liên hệ thực tiễn sau.
Phân tích, chứng minh về lý luận việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là yêu cầu, xu thế tất yếu cần thực hiện trong tổ chức nội dung phát triển của quốc gia đang phát triển với các nội dung trình bày, phân tích sau:
Làm rõ được khái niệm công bằng xã hội.
Phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa đảm bảo công bằng xã hội với thực hiện tăng trưởng kinh tế trong phát triển, trong đó cần làm rõ:
Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo, thực hiện công bằng phát triển xã hội ngày một tốt hơn
Công bằng xã hội tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội này đã quy định giải pháp chiến lược để các nước đang phát triển như Việt Nam vừa thực hiện được các nội dung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời thực hiện được các mục tiêu, nội dung phát triển, công bằng xã hội trong quá trình phát triển là thực hiện ngay từ đầu trong từng bước phát triển sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển, công bằng xã hội.
Đề 3: học viên cần phân tích được các nội dung lý luận và liên hệ thực tiễn sau
Phân tích vai trò của lao động trong phát triển với các nội dung phân tích, trình bày sau:
Khái niệm nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động.
Phân tích vai trò của nguồn lao động trong phát triển:
Là nguồn lực quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn lực, có khả năng phá vỡ được sự giới hạn của các nguồn lực hữu hạn để mở rộng quy mô sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)