GD CD: Đề cương tuyên truyền về biển đảo 2012
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
109
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương tuyên truyền về biển đảo 2012 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN BIỂN, ĐẢO NĂM 2012
( Nguồn: http://tuyengiao.haiduong.org.vn/TuyenTruyen/Decuongtuyentruyen/Pages/%C4%90ecuongtuyentruyenbien%C4%91aonam2012.aspx ).
----
I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý
- Từ xa xưa cho đến thế kỉ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý. Phía ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước đều được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.
- Từ năm 1958 đến năm 1984, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài từ dưới biển ra không quá độ sâu 220m (theo các Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng hoặc kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp. Luật biển quốc tế lúc đó quy định có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở và phương áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.
- Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
- Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển) vào năm 1994. Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Như vậy theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malayxia, Indonexia, Thái lan.
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm
( Nguồn: http://tuyengiao.haiduong.org.vn/TuyenTruyen/Decuongtuyentruyen/Pages/%C4%90ecuongtuyentruyenbien%C4%91aonam2012.aspx ).
----
I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý
- Từ xa xưa cho đến thế kỉ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý. Phía ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước đều được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.
- Từ năm 1958 đến năm 1984, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài từ dưới biển ra không quá độ sâu 220m (theo các Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng hoặc kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp. Luật biển quốc tế lúc đó quy định có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở và phương áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.
- Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
- Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển) vào năm 1994. Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Như vậy theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malayxia, Indonexia, Thái lan.
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)