GD CD: Đề cương tuyên truyền ngày truyền thống bộ đội biên phòng VN
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương tuyên truyền ngày truyền thống bộ đội biên phòng VN thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 - 03/3/2009),
20 năm “Ngày Biên phòng toàn dân” (3/1989 - 3/2009)
( Nguồn: http://www.tuoitrequan10.vn/index.php/space/gate/detail/213 ).
(Ảnh TN bộ đội biên phòng TH tuần tra bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ).
I. TRUYỀN THỐNG SỰ NGHIỆP BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN
1.Vị trí vai trò của công tác biên phòng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam châu Á có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh với gần 8.000 km biên giới, trong đó biên giới đất liền dài 4.510 km tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia; vùng biển nước ta có bờ biển dài 3.260 km với các quần đảo và hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tiếp giáp với hải phận quốc tế có liên quan đến 7 nước trong khu vực gồm: Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđônêxia, Brunây.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn thấy rõ vai trò vùng biên cương “phên dậu” của Tổ quốc và luôn khẳng định đây là bộ phận thiêng liêng bất khả xâm phạm của chủ quyền quốc gia. Việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự bất khả xâm phạm biên giới, vùng trời, vùng biển là chức năng chủ yếu của nhà nước, là nghĩa vụ và bổn phận thiêng liêng của mọi thế hệ công dân Việt Nam.
2. Lịch sử Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và “Ngày Biên phòng toàn dân”
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử liên tục đấu tranh quyết liệt để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Để có biên cương lãnh thổ Việt Nam liền một dải từ Đồng Văn đến mũi Cà Mau hôm nay, biết bao thế hệ cha anh đã hy sinh oanh liệt để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực tiễn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới từ khi lập nước đến nay cho thấy vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, đặc biệt là vai trò của nhân dân khu vực biên giới. Đồng bào các dân tộc ở biên gới luôn là lực lượng “đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió”, thường xuyên bền bỉ, kiên cường đấu tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Theo tư tuởng Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp biên phòng, việc xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng phong trào biên phòng toàn dân là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành bại trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự biên giới. Thực hiện tốt cuộc vận động đó là tăng cường lực lượng và sức mạnh tại chỗ cho công tác biên phòng; giải quyết được mâu thuẫn giữa thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng trải dài hàng ngàn cây số biên giới hiểm trở với số lượng hạn chế của lực lượng chuyên trách. Chính vì vậy, tại lễ thành lập Bộ đội Biên phòng ngày 03/3/1959, Người đã nói: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội và công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào dân mới hoàn thành được tốt. Ví dụ: một vạn công an chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay, hai vạn chân nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động. Khi tổ chức được nhân dân, đoàn kết được nhân dân thì việc gì cũng làm được”.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta chủ trương: “Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự biên giới Tổ quốc, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, thiết lập trật tự kỷ cương đối với biên giới quốc gia và quan hệ biên giới. Thực hiện tốt chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm lo củng cố cơ sở chính trị, giữ vững đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh thổ đất nước”. Đường lối chính sách đó được Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán qua các thời kì, đặc biệt trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới thời gian qua, thể hiện rất rõ quan điểm quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong
50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 - 03/3/2009),
20 năm “Ngày Biên phòng toàn dân” (3/1989 - 3/2009)
( Nguồn: http://www.tuoitrequan10.vn/index.php/space/gate/detail/213 ).
(Ảnh TN bộ đội biên phòng TH tuần tra bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ).
I. TRUYỀN THỐNG SỰ NGHIỆP BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN
1.Vị trí vai trò của công tác biên phòng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam châu Á có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh với gần 8.000 km biên giới, trong đó biên giới đất liền dài 4.510 km tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia; vùng biển nước ta có bờ biển dài 3.260 km với các quần đảo và hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tiếp giáp với hải phận quốc tế có liên quan đến 7 nước trong khu vực gồm: Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđônêxia, Brunây.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn thấy rõ vai trò vùng biên cương “phên dậu” của Tổ quốc và luôn khẳng định đây là bộ phận thiêng liêng bất khả xâm phạm của chủ quyền quốc gia. Việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự bất khả xâm phạm biên giới, vùng trời, vùng biển là chức năng chủ yếu của nhà nước, là nghĩa vụ và bổn phận thiêng liêng của mọi thế hệ công dân Việt Nam.
2. Lịch sử Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và “Ngày Biên phòng toàn dân”
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử liên tục đấu tranh quyết liệt để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Để có biên cương lãnh thổ Việt Nam liền một dải từ Đồng Văn đến mũi Cà Mau hôm nay, biết bao thế hệ cha anh đã hy sinh oanh liệt để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực tiễn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới từ khi lập nước đến nay cho thấy vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, đặc biệt là vai trò của nhân dân khu vực biên giới. Đồng bào các dân tộc ở biên gới luôn là lực lượng “đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió”, thường xuyên bền bỉ, kiên cường đấu tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Theo tư tuởng Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp biên phòng, việc xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng phong trào biên phòng toàn dân là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành bại trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự biên giới. Thực hiện tốt cuộc vận động đó là tăng cường lực lượng và sức mạnh tại chỗ cho công tác biên phòng; giải quyết được mâu thuẫn giữa thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng trải dài hàng ngàn cây số biên giới hiểm trở với số lượng hạn chế của lực lượng chuyên trách. Chính vì vậy, tại lễ thành lập Bộ đội Biên phòng ngày 03/3/1959, Người đã nói: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội và công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào dân mới hoàn thành được tốt. Ví dụ: một vạn công an chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay, hai vạn chân nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động. Khi tổ chức được nhân dân, đoàn kết được nhân dân thì việc gì cũng làm được”.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta chủ trương: “Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự biên giới Tổ quốc, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, thiết lập trật tự kỷ cương đối với biên giới quốc gia và quan hệ biên giới. Thực hiện tốt chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm lo củng cố cơ sở chính trị, giữ vững đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh thổ đất nước”. Đường lối chính sách đó được Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán qua các thời kì, đặc biệt trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới thời gian qua, thể hiện rất rõ quan điểm quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)