GD CD: Đề cương TT Luật thanh niên
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
144
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương TT Luật thanh niên thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ TƯ PHÁP
Vụ PHổ BIếN, GIáO DụC PHáP LUậT
UỶ BAN QUỐC GIA VỀ THANH NIÊN
VĂN PHÒNG UỶ BAN
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THANH NIÊN
__________________
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THANH NIÊN
1. Tình hình thanh niên hiện nay đòi hỏi phải ban hành Luật Thanh niên.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay thanh niên có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ được nâng cao, có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ý thức tự lập thân, lập nghiệp, lòng nhân ái, nhân văn, tính tích cực xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện thanh niên đang được phát huy và thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thanh niên cũng còn bộc lộ những hạn chế: Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật tuy có cao hơn trước nhưng còn hạn chế về tư duy sáng tạo, về năng lực vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nhìn chung thanh niên Việt Nam còn thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập, như trình độ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, hợp tác, tính chủ động sáng tạo, khả năng tự lập, khả năng thích ứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên. Nhưng đồng thời, thanh niên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, như sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, tỷ lệ ly hôn tăng, nhất là trong các cặp vợ chồng trẻ; lối sống thực dụng, chạy theo tiền bạc, coi thường giá trị văn hoá dân tộc...đang tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của bộ phận thanh niên. Tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp, thanh niên khu vực nông thôn thiếu việc làm còn cao; số lao động trẻ qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (mới đạt khoảng trên 15%). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản có trình độ, năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tầm vóc, thể lực của thanh niên tuy có tiến bộ nhưng còn chưa theo kịp các nước trong khu vực.
Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của các cơ quan pháp luật, năm 2002 có hơn 70% số tội phạm hình sự và gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâm là thanh niên, khoảng 70,6 % số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30.
Những năm gần đây, số thanh niên lao động nhập cư từ nông thôn về thành phố, về làm việc tại các khu công nghiệp, thanh niên đi học tập, lao động ở nước ngoài tăng nhanh (TP Hồ Chí Minh có khoảng 1,2 triệu lao động nhập cư, trong đó có tới trên 70% là thanh niên, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai có hàng trăm nghìn thanh niên lao động trong các khu công nghiệp, cả nước có khoảng 4 vạn thanh niên đi xuất khẩu lao động); tỷ lệ thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt… còn cao, đang tạo nên áp lực lớn đối với công tác quản lý nhà nước và việc đảm bảo các điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động, trong đó có lao động trẻ.
Những điểm mạnh, yếu, khó khăn và thách thức trên đây của thanh niên đòi hỏi phải ban hành Luật Thanh niên, nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của thanh niên, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thanh niên, tạo ra môi trường pháp lý, kinh tế, văn hoá và xã hội lành mạnh cho thanh niên học tập, rèn luyện và phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, góp phần hình thành và phát huy nguồn nhân lực thanh niên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Việc ban hành Luật Thanh niên là sự thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác
Vụ PHổ BIếN, GIáO DụC PHáP LUậT
UỶ BAN QUỐC GIA VỀ THANH NIÊN
VĂN PHÒNG UỶ BAN
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THANH NIÊN
__________________
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THANH NIÊN
1. Tình hình thanh niên hiện nay đòi hỏi phải ban hành Luật Thanh niên.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay thanh niên có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ được nâng cao, có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ý thức tự lập thân, lập nghiệp, lòng nhân ái, nhân văn, tính tích cực xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện thanh niên đang được phát huy và thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thanh niên cũng còn bộc lộ những hạn chế: Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật tuy có cao hơn trước nhưng còn hạn chế về tư duy sáng tạo, về năng lực vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nhìn chung thanh niên Việt Nam còn thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập, như trình độ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, hợp tác, tính chủ động sáng tạo, khả năng tự lập, khả năng thích ứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên. Nhưng đồng thời, thanh niên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, như sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, tỷ lệ ly hôn tăng, nhất là trong các cặp vợ chồng trẻ; lối sống thực dụng, chạy theo tiền bạc, coi thường giá trị văn hoá dân tộc...đang tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của bộ phận thanh niên. Tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp, thanh niên khu vực nông thôn thiếu việc làm còn cao; số lao động trẻ qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (mới đạt khoảng trên 15%). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản có trình độ, năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tầm vóc, thể lực của thanh niên tuy có tiến bộ nhưng còn chưa theo kịp các nước trong khu vực.
Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của các cơ quan pháp luật, năm 2002 có hơn 70% số tội phạm hình sự và gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâm là thanh niên, khoảng 70,6 % số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30.
Những năm gần đây, số thanh niên lao động nhập cư từ nông thôn về thành phố, về làm việc tại các khu công nghiệp, thanh niên đi học tập, lao động ở nước ngoài tăng nhanh (TP Hồ Chí Minh có khoảng 1,2 triệu lao động nhập cư, trong đó có tới trên 70% là thanh niên, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai có hàng trăm nghìn thanh niên lao động trong các khu công nghiệp, cả nước có khoảng 4 vạn thanh niên đi xuất khẩu lao động); tỷ lệ thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt… còn cao, đang tạo nên áp lực lớn đối với công tác quản lý nhà nước và việc đảm bảo các điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động, trong đó có lao động trẻ.
Những điểm mạnh, yếu, khó khăn và thách thức trên đây của thanh niên đòi hỏi phải ban hành Luật Thanh niên, nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của thanh niên, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thanh niên, tạo ra môi trường pháp lý, kinh tế, văn hoá và xã hội lành mạnh cho thanh niên học tập, rèn luyện và phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, góp phần hình thành và phát huy nguồn nhân lực thanh niên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Việc ban hành Luật Thanh niên là sự thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)