GD CD: Đề cương TT Luật khám chữa bệnh
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
152
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương TT Luật khám chữa bệnh thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ Y TẾ
VỤ PHÁP CHẾ
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã chính thức thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh và ngày 04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật này số 17/2009/L-CTN . Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa bệnh - một vấn đề then chốt trong hoạt động y tế.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT
1. Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:
Đánh giá đúng đắn vai trò quan trọng của sức khoẻ con người trong quá trình đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1] .
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan điểm cơ bản là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[2] .
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật, trong đó có Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác khám bệnh, chữa bệnh hiện nay
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, trong đó có lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như viêm phổi cấp (SARS), dịch cúm A (H5N1) ở người đã được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở đã được củng cố và phát triển; đã có 97,9 % xã trong cả nước có trạm y tế, 66,5 trạm y tế có bác sỹ. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, nhiều kỹ thuật y học cao được áp dụng và mở rộng đến tuyến tỉnh như hỗ trợ sinh sản, ghép thận, gan, phẫu thuật tim hở, nong mạch vành, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh… đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân [3]. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo, khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Đến nay, "Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống 21,2% năm 2007; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 16%. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 72,84 tuổi vào năm 2007"[4] .
Bên cạnh các kết quả đạt được trên đây, công tác khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn một số tồn tại sau :
- Mô hình bệnh tật ở nước ta được phân loại theo 3 nhóm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng và tai nạn, thương tích). Nhóm bệnh không nhiễm trùng chiếm tỷ trọng mắc bệnh cao nhất là 60,61%, nhóm bệnh nhiễm trùng vẫn còn phổ biến và chiếm tỷ trọng mắc bệnh trên 27,0%, nhóm bệnh do tai nạn thương tích chiếm tỷ trọng mắc bệnh là 11,95%. Tình trạng ngộ độc thực phẩm còn cao, hàng năm có từ 1,3 - 1,5 triệu người ngộ độc; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng hóa chất; tình hình sức khỏe công nhân và bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động vẫn còn cao[5] nên đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi, đa dạng và hiệu quả phải hết sức kịp thời.
- Hiện nay, tính trên
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ Y TẾ
VỤ PHÁP CHẾ
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã chính thức thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh và ngày 04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật này số 17/2009/L-CTN . Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa bệnh - một vấn đề then chốt trong hoạt động y tế.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT
1. Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:
Đánh giá đúng đắn vai trò quan trọng của sức khoẻ con người trong quá trình đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1] .
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan điểm cơ bản là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[2] .
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật, trong đó có Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác khám bệnh, chữa bệnh hiện nay
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, trong đó có lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như viêm phổi cấp (SARS), dịch cúm A (H5N1) ở người đã được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở đã được củng cố và phát triển; đã có 97,9 % xã trong cả nước có trạm y tế, 66,5 trạm y tế có bác sỹ. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, nhiều kỹ thuật y học cao được áp dụng và mở rộng đến tuyến tỉnh như hỗ trợ sinh sản, ghép thận, gan, phẫu thuật tim hở, nong mạch vành, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh… đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân [3]. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo, khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Đến nay, "Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống 21,2% năm 2007; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 16%. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 72,84 tuổi vào năm 2007"[4] .
Bên cạnh các kết quả đạt được trên đây, công tác khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn một số tồn tại sau :
- Mô hình bệnh tật ở nước ta được phân loại theo 3 nhóm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng và tai nạn, thương tích). Nhóm bệnh không nhiễm trùng chiếm tỷ trọng mắc bệnh cao nhất là 60,61%, nhóm bệnh nhiễm trùng vẫn còn phổ biến và chiếm tỷ trọng mắc bệnh trên 27,0%, nhóm bệnh do tai nạn thương tích chiếm tỷ trọng mắc bệnh là 11,95%. Tình trạng ngộ độc thực phẩm còn cao, hàng năm có từ 1,3 - 1,5 triệu người ngộ độc; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng hóa chất; tình hình sức khỏe công nhân và bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động vẫn còn cao[5] nên đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi, đa dạng và hiệu quả phải hết sức kịp thời.
- Hiện nay, tính trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)