GD CD: Đề cương TT Luật bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương TT Luật bảo vệ môi trường thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ MÔI TRƯỜNG



ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 1993
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng.
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi.
Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm.
Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bức xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt đến môi trường nước ta.
Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.
Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết.
II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã thể hiện các quan điểm và nguyên tắc sau đây:
1. Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật, đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; luật hoá một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được kiểm nghiệm qua thực tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về bảo vệ môi trường.
4. Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)