GD CD: Đề cương GT luật phòng, chống HIV/AIDS
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
103
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương GT luật phòng, chống HIV/AIDS thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ TƯ PHÁP
BỘ Y TẾ
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỤ PHÁP CHẾ
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=4&ved=0CEEQFjAD&url=http%3A%2F%2Fstp.thanhhoa.gov.vn%2Fstp%2Fuserfiles%2FFCKEditor%2Ffile%2Fluat%2520phong%2520chong%2520HIV%25202006.doc&ei=PAmLUr3KAcSlkQWo14DAAw&usg=AFQjCNGZFwJuDOtfPgnsKycHI5ri_TubBw&bvm=bv.56643336,d.dGI )
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG
SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT
Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện (tháng 12/1990) cho đến tháng 15/9/2005, trên cả nước đã phát hiện được 100.781 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 16.664 trường hợp đã tiến triển thành AIDS và 9.520 trường hợp AIDS đã tử vong. Tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên 94% xã, phường, thị trấn trong cả nước đều chịu sự tác động của đại dịch này.
Xác định rõ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS từ rất sớm. Ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW ngày 11/3/1995 về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngày 31/5/1995, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành.
Pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS trên các mặt: Thông tin - giáo dục - truyền thông; phòng, chống lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma tuý, hoạt động mại dâm; giám sát dịch tễ học, an toàn truyền máu, điều trị, dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con... đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV; bảo đảm được các chỉ tiêu về an toàn truyền máu, giám sát HIV/AIDS; ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam là thành viên.
Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995 là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước đã góp phần tích cực vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, sau 10 năm tổ chức triển khai thi hành, Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể là:
- Một số quy định về xét nghiệm phát hiện HIV khi khám sức khoẻ định kỳ; khai báo tình trạng nhiễm HIV của người nước ngoài khi nhập cảnh; chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho người trực tiếp chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV; các ngành, nghề người nhiễm HIV không được làm... đều không có tính khả thi trong thực tiễn nên cần phải được huỷ bỏ.
- Những quy định như chống kỳ thị, phân biệt đối xử, bảo vệ bí mật riêng tư; xét nghiệm bắt buộc, xét nghiệm tự nguyện; thông báo kết quả xét nghiệm, điều trị cho người nhiễm HIV... đều chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp nên cần phải được sửa đổi.
- Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong công tác phòng, chống HIV/AIDS mà Pháp lệnh hiện hành chưa quy định như tư vấn, giám sát HIV/AIDS; các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; phòng chống HIV/AIDS trong gia đình, trường học, nơi làm việc; tiếp cận thuốc điều trị HIV/AIDS; quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV... nên cần phải được bổ sung.
- HIV/AIDS được xác định là vấn đề xã hội nên bên cạnh việc phòng, chống HIV/AIDS bằng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế, thì việc áp
BỘ Y TẾ
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỤ PHÁP CHẾ
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=4&ved=0CEEQFjAD&url=http%3A%2F%2Fstp.thanhhoa.gov.vn%2Fstp%2Fuserfiles%2FFCKEditor%2Ffile%2Fluat%2520phong%2520chong%2520HIV%25202006.doc&ei=PAmLUr3KAcSlkQWo14DAAw&usg=AFQjCNGZFwJuDOtfPgnsKycHI5ri_TubBw&bvm=bv.56643336,d.dGI )
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG
SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT
Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện (tháng 12/1990) cho đến tháng 15/9/2005, trên cả nước đã phát hiện được 100.781 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 16.664 trường hợp đã tiến triển thành AIDS và 9.520 trường hợp AIDS đã tử vong. Tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên 94% xã, phường, thị trấn trong cả nước đều chịu sự tác động của đại dịch này.
Xác định rõ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS từ rất sớm. Ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW ngày 11/3/1995 về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngày 31/5/1995, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành.
Pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS trên các mặt: Thông tin - giáo dục - truyền thông; phòng, chống lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma tuý, hoạt động mại dâm; giám sát dịch tễ học, an toàn truyền máu, điều trị, dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con... đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV; bảo đảm được các chỉ tiêu về an toàn truyền máu, giám sát HIV/AIDS; ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam là thành viên.
Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995 là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước đã góp phần tích cực vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, sau 10 năm tổ chức triển khai thi hành, Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể là:
- Một số quy định về xét nghiệm phát hiện HIV khi khám sức khoẻ định kỳ; khai báo tình trạng nhiễm HIV của người nước ngoài khi nhập cảnh; chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho người trực tiếp chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV; các ngành, nghề người nhiễm HIV không được làm... đều không có tính khả thi trong thực tiễn nên cần phải được huỷ bỏ.
- Những quy định như chống kỳ thị, phân biệt đối xử, bảo vệ bí mật riêng tư; xét nghiệm bắt buộc, xét nghiệm tự nguyện; thông báo kết quả xét nghiệm, điều trị cho người nhiễm HIV... đều chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp nên cần phải được sửa đổi.
- Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong công tác phòng, chống HIV/AIDS mà Pháp lệnh hiện hành chưa quy định như tư vấn, giám sát HIV/AIDS; các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; phòng chống HIV/AIDS trong gia đình, trường học, nơi làm việc; tiếp cận thuốc điều trị HIV/AIDS; quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV... nên cần phải được bổ sung.
- HIV/AIDS được xác định là vấn đề xã hội nên bên cạnh việc phòng, chống HIV/AIDS bằng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế, thì việc áp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)