GD CD: Đề cương giới thiệu luật GD quốc phòng, an ninh
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
107
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương giới thiệu luật GD quốc phòng, an ninh thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
___________________________
BỘ QUỐC PHÒNG
VỤ PHÁP CHẾ
____________
( Nguồn: http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=153 ).
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13. Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 04/2013/L-CTN công bố Luật giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh (Chỉ thị số 62-CT/TW ngày ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh), công tác giáo dục quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về giáo dục quốc phòng và an ninh được nâng lên. Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai thực hiện từ Trung ương đến cơ sở. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy được vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: Việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có nơi chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh chưa toàn diện nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, chất lượng không cao. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc các Bộ, ngành Trung ương chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên có nơi còn thấp. Giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Một số cơ quan thông tấn, báo chí chưa đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền về quốc phòng và an ninh. Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng tính pháp lý chưa cao, còn nhiều vướng mắc và bất cập; chủ yếu mới được quy định ở những nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành; một số nội dung chưa tương thích với các quy định của Luật giáo dục, Luật quốc phòng, Luật an ninh quốc gia, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức nên trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn. Mặt khác, pháp luật hiện hành chưa quy định việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho một số đối tượng là người quản lý ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã; chưa quy định rõ việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng đặc
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
___________________________
BỘ QUỐC PHÒNG
VỤ PHÁP CHẾ
____________
( Nguồn: http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=153 ).
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13. Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 04/2013/L-CTN công bố Luật giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh (Chỉ thị số 62-CT/TW ngày ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh), công tác giáo dục quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về giáo dục quốc phòng và an ninh được nâng lên. Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai thực hiện từ Trung ương đến cơ sở. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy được vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: Việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có nơi chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh chưa toàn diện nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, chất lượng không cao. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc các Bộ, ngành Trung ương chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên có nơi còn thấp. Giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Một số cơ quan thông tấn, báo chí chưa đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền về quốc phòng và an ninh. Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng tính pháp lý chưa cao, còn nhiều vướng mắc và bất cập; chủ yếu mới được quy định ở những nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành; một số nội dung chưa tương thích với các quy định của Luật giáo dục, Luật quốc phòng, Luật an ninh quốc gia, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức nên trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn. Mặt khác, pháp luật hiện hành chưa quy định việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho một số đối tượng là người quản lý ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã; chưa quy định rõ việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng đặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)