GD CD: Đề cương giới thiệu luật dạy nghề

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương giới thiệu luật dạy nghề thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ



ĐỀ CƯƠNG
GIỚI THIỆU LUẬT DẠY NGHỀ

Luật dạy nghề được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI. Đây là một đạo luật quan trọng tạo ra hệ thống pháp luật về dạy nghề đồng bộ, thống nhất, có giá trị pháp lý cao nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT DẠY NGHỀ.
Phát triển mạnh dạy nghề là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong khu vực. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động“. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội lần thứ X của Đảng đã chủ trương: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.”
Trong những năm gần đây, hệ thống dạy nghề đã phục hồi và có bước phát triển. Dạy nghề ngày càng sát hơn với nhu cầu của thị trường lao động, cung cấp nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế trọng điểm, chương trình xuất khẩu lao động và tạo việc làm. Số trường dạy nghề tăng nhanh đã cơ bản xoá được tình trạng trắng trường ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; phát triển trường dạy nghề của quân đội, doanh nghiệp và đang hình thành một số trường trọng điểm chất lượng cao. Chất lượng dạy nghề bước đầu đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, cơ cấu nghề phù hợp hơn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các khoá học nghề tìm được việc làm đạt khoảng 60-70%, ở một số nghề đạt trên 90%.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá dạy nghề, đến cuối năm 2005 có 476 cơ sở dạy nghề ngoài công lập (kể cả cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài). Nguồn lực cho hoạt động dạy nghề, ngoài ngân sách nhà nước, còn huy động từ đóng góp của người học 19%, của doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề 11% và các nguồn khác khoảng 10%. Nhà nước đã ban hành chính sách dạy nghề ưu tiên cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho người tàn tật; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề vẫn còn bất cập so với yêu cầu, cụ thể là: số lượng cơ sở dạy nghề mặc dù tăng nhanh nhưng còn ít, nhất là ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long; quy mô dạy nghề còn nhỏ, mất cân đối so với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; chưa đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật có năng lực thực hành về số lượng, cơ cấu nghề và cơ cấu trình độ, nhất là thiếu hụt nhân lực kỹ thuật trình độ cao ở các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực; chưa áp dụng kịp thời những tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và dịch vụ vào dạy nghề; các điều kiện bảo đảm chất lượng tuy có được cải thiện, nhưng vẫn thấp so với yêu cầu.
Toàn cầu hoá đang là một xu thế khách quan, sự cạnh tranh giữa các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)