GD CD: Đề cương giới thiệu luật bảo hiểm xã hội
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề cương giới thiệu luật bảo hiểm xã hội thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Luật Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI . Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và người lao động hết sức quan tâm. Việc soạn thảo Luật BHXH được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và ý kiến đóng góp của các đoàn thể, các cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo tính khả thi của đạo luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả việc thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta.
I- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH LUẬT BHXH
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về BHXH quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, như: Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân; Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ; Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ...và nhiều văn bản khác hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.
Một số kết quả đạt được:
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng đến người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Năm 1996 mới có 3,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội thì đến tháng 12/2005 đã lên tới 6,2 triệu người.
Thứ hai, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; quỹ hoạt động theo nguyên tắc hạch toán, cân đối thu chi, độc lập với ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và nghỉ hưu; quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và nghĩa vụ của người lao động, giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ giữa đóng và hưởng, khắc phục một bước tính bình quân nhưng vẫn đảm bảo tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro.
Thứ tư, việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đã được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia chưa nhiều. Hiện nay, trong khoảng hơn 10 triệu người có quan hệ lao động, mới chỉ có 6,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội mà chủ yếu vẫn là lao động ở khu vực nhà nước; số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, một số quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành không còn phù hợp, cụ thể:
Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong các chế độ, nhất là hưu trí và tử tuất chưa hợp lý; người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít, về hưu sớm nhưng hưởng chế độ với
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Luật Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI . Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và người lao động hết sức quan tâm. Việc soạn thảo Luật BHXH được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và ý kiến đóng góp của các đoàn thể, các cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo tính khả thi của đạo luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả việc thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta.
I- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH LUẬT BHXH
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về BHXH quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, như: Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân; Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ; Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ...và nhiều văn bản khác hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.
Một số kết quả đạt được:
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng đến người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Năm 1996 mới có 3,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội thì đến tháng 12/2005 đã lên tới 6,2 triệu người.
Thứ hai, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; quỹ hoạt động theo nguyên tắc hạch toán, cân đối thu chi, độc lập với ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và nghỉ hưu; quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và nghĩa vụ của người lao động, giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ giữa đóng và hưởng, khắc phục một bước tính bình quân nhưng vẫn đảm bảo tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro.
Thứ tư, việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đã được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia chưa nhiều. Hiện nay, trong khoảng hơn 10 triệu người có quan hệ lao động, mới chỉ có 6,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội mà chủ yếu vẫn là lao động ở khu vực nhà nước; số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, một số quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành không còn phù hợp, cụ thể:
Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong các chế độ, nhất là hưu trí và tử tuất chưa hợp lý; người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít, về hưu sớm nhưng hưởng chế độ với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)