GD CD: Đề án năm tình nguyện 2014

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đề án năm tình nguyện 2014 thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ***

Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2013

( Nguồn: http://doanthanhnien.vn/doc.htm ).

ĐỀ ÁN
Năm tình nguyện - 2014
(Kèm theo Tờ trình số: TTr/TWĐTN, ngày /8/2013
của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
---------

Năm 2014 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, kỷ niệm 15 năm phong trào thanh niên tình nguyện. Nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn trân trọng báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án Năm tình nguyện - 2014 như sau:
I. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ
1. Con người Việt Nam có truyền thống nhân ái, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; đức hy sinh vì Tổ quốc, tinh thần vì nghĩa lớn luôn được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các phong trào hành động cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thanh niên luôn có mặt ở những nơi đầu sóng, ngọn gió với tinh thần tình nguyện, dũng cảm vượt mọi khó khăn, lên đường chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, cùng cả dân tộc làm nên những thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm nên đặc trưng và bản chất anh hùng của thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh.
2. Năm 2000, Đảng và Nhà nước đã đồng ý lấy là Năm thanh niên Việt Nam, phong trào Thanh niên tình nguyện chính thức được phát động trong toàn quốc, từ đó, phong trào đã phát triển cả về quy mô và chất lượng; nội dung và phương thức hoạt động ngày càng đa dạng, thiết thực, thu hút đông đảo thanh niên tham gia; hàng triệu thanh niên tình nguyện đã mang sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, hiến máu tình nguyện… được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Đồng thời, các hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
3. Năm 2001, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố là Năm Quốc tế người tình nguyện nhằm ghi nhận và thúc đẩy những đóng góp của hoạt động tình nguyện cho sự phát triển. Trong năm 2001 đã có 126 Uỷ ban Quốc gia được thành lập để mở rộng hoạt động tình nguyện trên toàn thế giới. Báo cáo tình nguyện toàn cầu năm 2011 của Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc đã khẳng định: Tình nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn cầu. Để đạt được mục tiêu phát triển, những nỗ lực tình nguyện của hàng triệu công dân là rất cần thiết để hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ giải quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học Tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc thực hiện năm 2012 khẳng định: đóng góp của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian vừa qua là rất to lớn, tác động trực tiếp đến thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam.
5. Năm 2014, kỷ niệm 15 năm phong trào thanh niên tình nguyện được phát động trên toàn quốc, là dịp để tuổi trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhìn nhận chặng đường phong trào hành động cách mạng sôi nổi, hiệu quả của tuổi trẻ trong thời kỳ Đổi mới. Việc lấy năm 2014 là Năm Tình nguyện sẽ là động lực, nguồn cổ vũ to lớn đối với toàn Đoàn, là môi trường thuận lợi để tuổi trẻ Việt Nam thấy rõ vinh dự và trách nhiệm, ra sức phấn đấu vì Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tình nguyện,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 14
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)