GD CD: Đặc san TT về pháp luật giao thông đuờng bộ
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
76
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đặc san TT về pháp luật giao thông đuờng bộ thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ
Biên soạn
T.S. Trịnh Minh Hiền – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải.
( Nguồn: http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1840/DAC-SAN-TUYEN-TRUYEN-VE-LUAT-GIAO-THONG-DUONG-BO.aspx ).
ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRƯỚC KHI BAN HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008.
1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về giao thông đường bộ trước khi ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Hoạt động giao thông và việc bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có giao thông đường bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”.
Trước khi Luật Giao thông đường bộ năm 2001 - luật giao thông đường bộ đầu tiên của nước ta ra đời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ tuy còn đơn giản nhưng cũng đã góp phần từng bước điều chỉnh những vấn đề cơ bản về lĩnh vực này, cụ thể như:
- Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về kết cấu hạ tầng giao thông có Pháp lệnh Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- Về xử phạt vi phạm hành chính có Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật về giao thông đường bộ: Cùng với sự phát triển của đất nước, sự đa dạng của các hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trước yêu cầu cấp thiết của công tác tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, ngày 29/6/2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Đây là Luật đầu tiên về lĩnh vực giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan. Luật được xây dựng bảo đảm mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, an toàn, thuận lợi, từng bước phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật Giao thông đường bộ năm 2001 có tính xã hội sâu rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phát triển của đất nước. Vì vậy, ngay sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện. Chỉ tính trong 6 năm (từ năm 2001 đến năm 2007) để triển khai thực hiện Luật đã có tới 190 văn bản được ban hành, trong đó Chính phủ ban hành 14 Nghị định và 02 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 Quyết định và 05 Chỉ thị; Bộ Giao thông vận tải ban hành 93 Quyết định, 11 Thông tư và 09 Chỉ thị; Bộ Công an ban hành 10 Quyết định, 13 Thông tư, 02 Chỉ thị; Bộ Tài chính ban hành 02 Quyết định và 11 Thông tư; Bộ Y tế ban hành 01 Quyết định và các Bộ ban hành 08 Thông tư liên tịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
CHỦ ĐỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ
Biên soạn
T.S. Trịnh Minh Hiền – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải.
( Nguồn: http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1840/DAC-SAN-TUYEN-TRUYEN-VE-LUAT-GIAO-THONG-DUONG-BO.aspx ).
ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRƯỚC KHI BAN HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008.
1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về giao thông đường bộ trước khi ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Hoạt động giao thông và việc bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có giao thông đường bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”.
Trước khi Luật Giao thông đường bộ năm 2001 - luật giao thông đường bộ đầu tiên của nước ta ra đời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ tuy còn đơn giản nhưng cũng đã góp phần từng bước điều chỉnh những vấn đề cơ bản về lĩnh vực này, cụ thể như:
- Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về kết cấu hạ tầng giao thông có Pháp lệnh Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- Về xử phạt vi phạm hành chính có Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật về giao thông đường bộ: Cùng với sự phát triển của đất nước, sự đa dạng của các hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trước yêu cầu cấp thiết của công tác tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, ngày 29/6/2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Đây là Luật đầu tiên về lĩnh vực giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan. Luật được xây dựng bảo đảm mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, an toàn, thuận lợi, từng bước phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật Giao thông đường bộ năm 2001 có tính xã hội sâu rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phát triển của đất nước. Vì vậy, ngay sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện. Chỉ tính trong 6 năm (từ năm 2001 đến năm 2007) để triển khai thực hiện Luật đã có tới 190 văn bản được ban hành, trong đó Chính phủ ban hành 14 Nghị định và 02 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 Quyết định và 05 Chỉ thị; Bộ Giao thông vận tải ban hành 93 Quyết định, 11 Thông tư và 09 Chỉ thị; Bộ Công an ban hành 10 Quyết định, 13 Thông tư, 02 Chỉ thị; Bộ Tài chính ban hành 02 Quyết định và 11 Thông tư; Bộ Y tế ban hành 01 Quyết định và các Bộ ban hành 08 Thông tư liên tịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)