GD CD: Đ/c Trần Phú- tiểu sử và sự nghiệp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Đ/c Trần Phú- tiểu sử và sự nghiệp thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Trần Phú tiểu sử (Nxb Chính trị quốc gia - 2007)
Ngày 1/6/2012. Cập nhật lúc 14h 39`
( Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT261251462 ).

CHƯƠNG TRÌNH VIẾT TIỂU SỬ CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC





TRẦN PHÚ TIỂU SỬ
 
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – 2007
  
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH
                                TRƯƠNG TẤN SANG                 Trưởng ban
                                PHAN DIỄN                                  Thành viên
                                NGUYỄN PHÚ TRỌNG                Thành viên
                                HỒ ĐỨC VIỆT                              Thành viên
                                TÔ HUY RỨA                               Thành viên
                                LÊ HỮU NGHĨA                            Thành viên

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
                                GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA                 Chủ nhiệm
                                PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH BẬT    Phó Chủ nhiệm
                                PGS.TS. Lê VĂN TÍCH                    Ủy viên Thư ký

BAN BIÊN SOẠN
ThS. NGUYỄN THỊ GIANG (Chủ biên)
NNC. NGUVỄN THÀNH
GS. TRẦN THÀNH
TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG
TS. BÙI THỊ THU HÀ
TS. TRẦN VĂN HẢI
TS. TRẦN MINH TRƯỞNG
ThS. NGÔ VƯƠNG ANH
 
 In bài
Lời Nhà xuất bản
Ngày 1/6/2012. Cập nhật lúc 11h 20`
Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta, người suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Sinh ra khi đất nước còn chìm đắm trong vòng nô lệ, mồ côi cả cha lẫn mẹ khi tuổi còn nhỏ, lại được chứng kiến ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, cảnh sống cực khổ của người lao động, Trần Phú sớm có tinh thần tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập và đến với các tổ chức yêu nước, đến với cách mạng.
Từ khi còn dạy học ở Vinh, Trần Phú đã tham gia Hội Phục Việt, một tổ chức của những người yêu nước. Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc đồng chí được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây, Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc và được dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào Cộng sản Đoàn và được Người giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva.
Sau những năm tháng học tập, nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trao đổi với các đồng nghiệp của các đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động.
Vè nước một thời gian ngắn, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được giao trọng trách viết dự thảo Luận cương chính trị và dự thảo đã được Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 thông qua. Luận cương chính trị cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc đã xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Với công lao và đóng góp to lớn đó, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 bầu là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Đồng chí là người có công trong việc bônsêvích hoá tư tưởng trong Đảng, kiên trì xây dựng Đảng theo những nguyên lý, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí đứng đầu đã kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng, củng cố tổ chức Đảng các cấp, uốn nắn kịp thời những biểu hiện hữu khuynh, “tả” khuynh trong Đảng. Nhờ đó đã chống được chính sách khủng bố trắng của địch, hệ thống tổ chức Đảng được củng cố và kiện toàn, bảo toàn được lực lượng cách mạng…
Đồng chí Trần Phú bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18-4-1931. Trước những thủ đoạn tra tấn dã man cùng với việc dụ dỗ, mua chuộc của kẻ thù, đồng chí Trần Phú luôn nêu cho phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thuỷ chung, lòng trung thành vô hạn với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)