GD CD: Công tác dân tộc
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
105
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Công tác dân tộc thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP
VỀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
http://tuyengiao.dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-chi-tiet.aspx?NewsID=34&TopicID=2&ListID=2m+S/kVQXeIaFE3T52IyQ09woyk9w3ShtTbiIR1ai5Tu4XTJPqazENzzwFLhNHNF
Câu 1. Công tác dân tộc được hiểu như thế nào?
Tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc định nghĩa như sau: Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 2. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc?
Tại Điều 3, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc như sau:
- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc? Công tác dân tộc hiện nay.
Bước sang thời kỳ đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập với thế giới hiện đại, công tác dân tộc được Đảng ta nhấn mạnh qua Văn kiện Đại hội XI thể hiện ở một số điểm chính sau:
- Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc nước ta hiện nay.
- Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược công tác dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
- Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc.
Thực hiện quan điểm chiến lược của Đảng về công tác dân tộc ở nước ta hiện nay phải được đặt ra một cách cơ bản, xác định nội dung, hình thức, biện pháp, bước đi một cách tòan diện và hệ thống, phù hợp với thực tiễn cụ thể nước ta hiện nay.
Câu 4. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các chính sách dân tộc?
Theo Điều 24 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, quy định trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc như sau: - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động việc thực hiện chính sách dân tộc theo quy định tại nghị định này.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề có liên quan công tác dân tộc. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Câu 5. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở những vùng đặc biệt khó khăn có được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí không?
Điều 18 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc quy định:
- Đồng bào DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật. - Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng DTTS.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục
VỀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
http://tuyengiao.dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-chi-tiet.aspx?NewsID=34&TopicID=2&ListID=2m+S/kVQXeIaFE3T52IyQ09woyk9w3ShtTbiIR1ai5Tu4XTJPqazENzzwFLhNHNF
Câu 1. Công tác dân tộc được hiểu như thế nào?
Tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc định nghĩa như sau: Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 2. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc?
Tại Điều 3, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc như sau:
- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc? Công tác dân tộc hiện nay.
Bước sang thời kỳ đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập với thế giới hiện đại, công tác dân tộc được Đảng ta nhấn mạnh qua Văn kiện Đại hội XI thể hiện ở một số điểm chính sau:
- Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc nước ta hiện nay.
- Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược công tác dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
- Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc.
Thực hiện quan điểm chiến lược của Đảng về công tác dân tộc ở nước ta hiện nay phải được đặt ra một cách cơ bản, xác định nội dung, hình thức, biện pháp, bước đi một cách tòan diện và hệ thống, phù hợp với thực tiễn cụ thể nước ta hiện nay.
Câu 4. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các chính sách dân tộc?
Theo Điều 24 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, quy định trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc như sau: - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động việc thực hiện chính sách dân tộc theo quy định tại nghị định này.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề có liên quan công tác dân tộc. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Câu 5. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở những vùng đặc biệt khó khăn có được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí không?
Điều 18 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc quy định:
- Đồng bào DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật. - Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng DTTS.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)