GD CD: Công tác CT TT & tuyên truyền của đảng

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 140

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Công tác CT TT & tuyên truyền của đảng thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Chương XIII

Công tác chính trị tư tưởng và
tuyên truyền của Đảng
( Trích tài liệu về Công tác đảng vụ của Đảng CS Trung Quốc, quyển III).
____

I. Lý luận cơ bản về công tác chính trị tư tưởng và công tác tuyên truyền của đảng

1. Nguồn gốc và hàm nghĩa của khái niệm “công tác tuyền truyền” và “công tác chính trị tư tưởng”:

Khái niệm “công tác tuyên truyền” xuất hiện sớm nhất là do Mác và Anghen đưa ra. Năm 1846 khi Mác và Anghen sáng lập ra chính đảng của giai cấp công nhân mang tính quốc tế đầu tiên trên thế giới và đã đặt cho đảng một cái tên sáng chói- Đảng Cộng sản. Khi ấy, một nhiệm vụ quan trọng của Đảng là tuyên truyền cho quần chúng công nhân học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học. Do vậy, Mác và Anghen trong khởi thảo điều lệ đảng đầu tiên-“Điều lệ liên minh của những người cộng sản”, đã đưa “phải có nghị lực cách mạng và ra sức tiếnhành công tác tuyên truyền” trở thành một trong những điều kiện cơ bản. Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ đã từng giải thích rằng, công tác tuyên truyền của đảng về thực chất là công tác tư tưởng của đảng. Mác và Anghen trong nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giải thích tư tưởng là những nhận thức lý tính đã phán ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, và cũng gọi là “quan niệm”. Đồng chí Mao Trạch Đông đã kiên trì và phát huy quan điểm này, cho rằng “ Vô số các hiện tượng khách quan thế giới bên ngoài thông qua 5 bộ phận của con người như mắt, mũi, tai, lưỡi, thân đã phản ánh vào bộ não của mình, bắt đầu là nhận thức cảm tính. Tích luỹ nhiều nhận thức cảm tính sẽ sản sinh bước nhảy vọt, và biến thành nhận thức lý tính, đó là tư tưởng”. Có thể thấy rằng Mác, Anghen và Mao Trạch Đông đều coi tư tưởng là nhận thức lý tính. Đó là giải thích hàm ý bản chất của tư tưởng từ góc độ triết học của chủ nghĩa Mác.

Mấy khái niệm như “công tác chính trị”, “công tác tư tưởng” và “công tác chính trị tư tưởng” là do Lê Nin và Xtalin đưa ra. Ngay từ những năm 1903 khi Lê nin tuyên bố sáng lập đảng Bônsevic đã chỉ rõ khái niệm “công tác chính trị” “công tác giáo dục chính trị”. Từ tư tưởng nhất quán của Lê Nin, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nó ra đời trên cơ sở kinh tế nhất định và quay trở lại phục vụ cơ sở kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp và xử lý quan hệ giai cấp, và một chính đảng, một đoàn thể xã hội hay một thế lực xã hội đại biểu cho một giai cấp nhất định trong đời sống và quan hệ đất nước về mặt đường lối, phương châm, chính sách đều là nội dung chủ yếu và hình thức biểu hiện của chính trị. Lê nin nói “công tác chính trị” của đảng chủ yếu chỉ các công tác động viên, giáo dục, tổ chức quần chúng trong ngoài đảng thực hiện cương lĩnh và sách lược chính trị. Lê Nin nói “công tác giáo dục chính trị” về thực chất là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)