GD CD: Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Hiến Pháp đầu tiên( HP 1946)
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Hiến Pháp đầu tiên( HP 1946) thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (HIẾN PHÁP - 1946)
( Nguồn: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=592 ).
Th.s Đỗ Đức Huỳnh
Trong chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương về kháng chiến và kiến quốc ngày 25/11/1946, sau khi phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương chỉ thị đã khẳng định: “Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Bởi vậy, về nội chính, một mặt xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức” ([1]) Vì vậy, ngay sau khi tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mặc dù gặp trăm ngàn khó khăn khi vừa phải kiến thiết kinh tế, kiến thiết ngoại giao, vừa phải chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm vừa phải trừng trị, lôi kéo cảm hóa các tổ chức phản động lợi dụng cơ hội mọc lên như nấm. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, với kinh nghiệm của một nhà cách mạng lão luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ trương bằng mọi cách phải tổ chức được tổng tuyển cử bầu Quốc hội và ban hành được Hiến pháp.Thực tế lịch sử đòi hỏi rằng: muốn được quốc tế ủng hộ, muốn được phe dân chủ công nhận, muốn đánh bại mọi mưu đồ đen tối của thực dân Pháp nhất định phải dựa vào ý chí và lực lượng của nhân dân. Ý chí và lực lượng ấy đã có, nhưng phải được hợp thức hóa bằng một cuộc Tổng tuyển cử dân chủ tự do và rộng rãi để bầu ra một Quốc hội đại diện cho quyền lợi và quyền lực của toàn thể nhân dân – Quốc hội ấy sẽ bầu ra Chính phủ hợp hiến và bằng Hiến pháp quy định quyền lực của Chính phủ đó. Đảm bảo cho Chính phủ ấy là Chính phủ duy nhất đại diện cho lợi ích của Tổ quốc và quyền lợi của nhân dân, của quốc gia dân tộc.
Chủ trương trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Chính phủ lâm thời và toàn dân ủng hộ. Ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử. Và chỉ với 100 ngày chuẩn bị với sự chỉ đạo trực tiếp và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự cố gắng của Chính phủ lâm thời và đặc biệt quan trọng là sự đồng thuận và ủng hộ rất quyết liệt của đồng bào cả nước cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 06/01/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là những công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do bình đẳng; tức là dân chủ đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”([2]) Với ý nghĩa như vậy, ngày 06/01/1946 đã trở thành ngày hội đoàn kết của toàn dân, mặc dù bị kẻ thù gây cản trở, đe dọa, mặc dù cuộc bầu cử ở miền Nam diễn ra trong tiếng bom đạn của thực dân Pháp. Người dân trong cả nước vô cùng phấn khởi đi bỏ phiếu thực hiện quyền dân chủ của công dân một nước độc lập tự do với tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao. Với hơn 300 đại biểu Quốc hội được bầu đại diện cho các giai cấp các tầng lớp các tôn giáo các đảng phái trong cả nước, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho quyền lợi và quyền lực của toàn thể quốc dân đồng bào”.
Ngày 02/3/1946 Quốc hội khóa I đã tiến hành kỳ họp thứ nhất với sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại kỳ họp này, Chính phủ liên hiệp lâm thời đã tuyên bố hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trong tuyên bố có nêu rõ: “Nhờ sức đoàn kết mạnh mẽ của toàn dân, chúng ta đã giành được chính quyền. Nhưng mà vừa giành được chính quyền vừa lập lên Chính phủ thì chúng ta gặp nhiều khó khăn, miền Nam bị nạn xâm
( Nguồn: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=592 ).
Th.s Đỗ Đức Huỳnh
Trong chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương về kháng chiến và kiến quốc ngày 25/11/1946, sau khi phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương chỉ thị đã khẳng định: “Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Bởi vậy, về nội chính, một mặt xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức” ([1]) Vì vậy, ngay sau khi tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mặc dù gặp trăm ngàn khó khăn khi vừa phải kiến thiết kinh tế, kiến thiết ngoại giao, vừa phải chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm vừa phải trừng trị, lôi kéo cảm hóa các tổ chức phản động lợi dụng cơ hội mọc lên như nấm. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, với kinh nghiệm của một nhà cách mạng lão luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ trương bằng mọi cách phải tổ chức được tổng tuyển cử bầu Quốc hội và ban hành được Hiến pháp.Thực tế lịch sử đòi hỏi rằng: muốn được quốc tế ủng hộ, muốn được phe dân chủ công nhận, muốn đánh bại mọi mưu đồ đen tối của thực dân Pháp nhất định phải dựa vào ý chí và lực lượng của nhân dân. Ý chí và lực lượng ấy đã có, nhưng phải được hợp thức hóa bằng một cuộc Tổng tuyển cử dân chủ tự do và rộng rãi để bầu ra một Quốc hội đại diện cho quyền lợi và quyền lực của toàn thể nhân dân – Quốc hội ấy sẽ bầu ra Chính phủ hợp hiến và bằng Hiến pháp quy định quyền lực của Chính phủ đó. Đảm bảo cho Chính phủ ấy là Chính phủ duy nhất đại diện cho lợi ích của Tổ quốc và quyền lợi của nhân dân, của quốc gia dân tộc.
Chủ trương trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Chính phủ lâm thời và toàn dân ủng hộ. Ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử. Và chỉ với 100 ngày chuẩn bị với sự chỉ đạo trực tiếp và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự cố gắng của Chính phủ lâm thời và đặc biệt quan trọng là sự đồng thuận và ủng hộ rất quyết liệt của đồng bào cả nước cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 06/01/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là những công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do bình đẳng; tức là dân chủ đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”([2]) Với ý nghĩa như vậy, ngày 06/01/1946 đã trở thành ngày hội đoàn kết của toàn dân, mặc dù bị kẻ thù gây cản trở, đe dọa, mặc dù cuộc bầu cử ở miền Nam diễn ra trong tiếng bom đạn của thực dân Pháp. Người dân trong cả nước vô cùng phấn khởi đi bỏ phiếu thực hiện quyền dân chủ của công dân một nước độc lập tự do với tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao. Với hơn 300 đại biểu Quốc hội được bầu đại diện cho các giai cấp các tầng lớp các tôn giáo các đảng phái trong cả nước, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho quyền lợi và quyền lực của toàn thể quốc dân đồng bào”.
Ngày 02/3/1946 Quốc hội khóa I đã tiến hành kỳ họp thứ nhất với sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại kỳ họp này, Chính phủ liên hiệp lâm thời đã tuyên bố hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trong tuyên bố có nêu rõ: “Nhờ sức đoàn kết mạnh mẽ của toàn dân, chúng ta đã giành được chính quyền. Nhưng mà vừa giành được chính quyền vừa lập lên Chính phủ thì chúng ta gặp nhiều khó khăn, miền Nam bị nạn xâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)