GD CD: Chính trị học( gồm nhiều file)

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 180

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Chính trị học( gồm nhiều file) thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Câu 2: Hãy trình bày những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. Nêu giá trị của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

Thời cổ đại ở phương Tây, với những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân chủ ở các thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc bấy giờ. Thời trung cổ là sự kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần quyền và thế quyền để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên chúa giáo đối với tinh thần của nông nô. Sang thời cận đại, đặc trưng cơ bản là sự phát triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người. Đó là những nét tổng thể dệt nên nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây thời kỳ trước Mác. Các nhà tư tưởng nổi bật của các thời kỳ đó gồm:
Thời cổ đại mà đặc trưng là các tư tưởng và học thuyết chính trị Hy Lạp - La Mã. Họ đề cập về những vấn đề như nguồn gốc, bản chất của nhà nước, các hình thức xã hội, tổ chức quản lý nhà nước, nhà nước và pháp luật.
Heraclit (530-470Trcn) cho rằng trạng thái tự nhiên của con người bản thân nó là hoàn hảo, không có vấn đề công bằng hay không ở đó. Công bằng hay không chính do con người tạo ra. Quyền lực nhà nước là quyền lực vĩnh viễn, pháp luật nhằm thực hiện tính tất yếu của quyền lực, xã hội phải phục tùng ý chí của một cá nhân là điều tất yếu cho sự thống nhất. Tính bất bình đẳng là tự nhiên. Một quí tộc phải được trị giá bằng 1.000 thường dân.
Đêmôcrit (460-370Trcn) kêu gọi hạn chế sự độc tài của chủ nô. Oâng ủng hộ chế độ dân chủ cộng hòa chủ nô. Ông đề cao hoạt động chính trị (đây là tư tưởng tiến bộ), xem đó là nghệ thuật cao cả nhất đem lại vinh quang cho con người. Do đó người làm lãnh đạo phải là nhân vật có tài năng, ông cho rằng nhu cầu là động lực thúc đẩy lịch sử phát triển và xã hội chia thành hai hạng người tự do và nô lệ là điều tất yếu.
Socrate (470-399Trcn) là người ủng hộ chế độ chuyên chế độc tài. Ông quan niệm chính trị phải gắn với đạo đức, nhưng đạo đức lại phụ thuộc vào trí tuệ. Do vậy chỉ có những nhà quí tộc mới là những lãnh đạo xứng đáng. Theo ông dân chủ là sai lầm, dân chủ là chính quyền của những người ngu dốt.
Platon (427-347Trcn) là người đầu tiên đạt tới quan niệm về chính trị phổ biến, tầm vĩ mô của chính trị và hoạt động chính trị. Oâng cho rằng do địa vị xã hội cũng như trình độ nhận thức của mình nên nô lệ không thể có đạo đức và do đó, nô lệ không đáng được gọi là người. Theo ông, nhà nước lý tưởng phải được xây dựng trên cơ sở đẳng cấp chính trị chặt chẽ, các triết gia lãnh đạo nhà nước, tầng lớp chiến binh (quan lại) thực hiện các hoạt động của nhà nước, cuối cùng là nông dân và thợ thủ công thì trực tiếp lao động sản xuất. Platon quan niệm người lãnh đạo trong xã hội không được có quyền tư hữu, vì tư hữu sẽ làm mất công tâm. Lực lượng võ sĩ bảo vệ thì không được có gia đình riêng, vì có gia đình riêng thì không thể chiến đấu dũng cảm được. Oâng hết sức đề cao tiêu chuẩn chính trị và cho rằng tiêu chuẩn chính trị là tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn.
Aristote (384-322 TCN) có hai công trình lớn nghiên cứu về chính trị. Oâng là người nổi bật trên những quan niệm về tinh thần và tìm phương pháp luận về sự quan sát đối với thực tế chính trị. Oâng coi chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý và cho rằng chủ nô là động vật xã hội, còn nô lệ là công cụ biết nói. Oâng là người đầu tiên phân loại quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Người đứng đầu nhà nước là giai cấp trung lưu, ông đề cao vai trò của pháp luật đối với việc ổn định xã hội. Nhà nước có chức năng bảo đảm cho xã hội được sống hạnh phúc. Oâng quan niệm công bằng rất tiến bộ, phân phối công bằng có nghĩa là người đáng được hưởng nhiều hơn thì được nhiều hơn, người đáng được hưởng ít hơn thì được ít hơn. Oâng cũng đề cập đến vấn đề hài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)