GD CD: Chính trị học- CT CCLLCTHC

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Chính trị học- CT CCLLCTHC thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

HD ôn thi môn: Chính Trị học- CTCCLLCTHC
( Nguồn: http://caocapbp8.org/index.php?language=vi&nv=download&op=Slide-bai-giang/Kinh-Te-QD ).


Câu 1: Phân tích giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. Những giá trị đó có tác dụng gì với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Bài làm
Thời cổ đại ở phương Tây, với những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân chủ ở các thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc bấy giờ. Thời trung cổ là sự kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần quyền và thế quyền để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên chúa giáo đối với tinh thần của nông nô. Sang thời cận đại, đặc trưng cơ bản là sự phát triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người. Đó là những nét tổng thể dệt nên nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây thời kỳ trước Mác.
Việc làm rõ những giá trị phổ biến trong sự phát triển chính trị của nhân loại qua sự phát triển tư tưởng chính trị phương tây từ cổ đại đến cận đại sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta.
I. Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại
1. Thời cổ đại mà đặc trưng là các tư tưởng và học thuyết chính trị Hy Lạp - La Mã. Họ đề cập về những vấn đề như nguồn gốc, bản chất của nhà nước, các hình thức xã hội, thể chế nhà nước, thủ lĩnh chính trị
Trước nhất, bàn về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến của các học giả về vấn đề này
SOCRAT cho rằng : thủ lĩnh chính trị phải là người có đạo đức. Nhưng đạo đức phụ thuộc vào trí tuệ. Tuy nhiên, do xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc nên ông cho rằng chỉ có thiểu số tầng lớp quý tộc mới là người có trí tuệ, mới là những người sáng tạo đúng đắn.
DEMOCRITE: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, đạo đức và do thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ nên cho rằng tầng lớp bình dân cũng có tài năng, có thể làm được chính trị.
SENOPHONE : yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải có kỷ thuật giỏi, phải có sức thuyết phục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi ích chung nghĩa là phải biết chăm sóc cho người bị trị, biết hợp lại và nhân sức mạnh của mọi người. Ông là người đầu tiên đặt ra yêu cầu về thủ lĩnh chính trị khá toàn diện như : phải có chuyên môn giỏi, có uy tín, vì dân…
PLATON: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có khoa học chính trị, có tính khí phù hợp với nhiệm vụ đảm đương. Ông xem tiêu chuẩn chính trị là tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn. Ông quan niệm người lãnh đạo trong xã hội không được có quyền tư hữu (sở hữu về tài sản) bởi vì tư hữu sẽ làm mất công tâm. Lực lượng võ sĩ bảo vệ thì không được có gia đình riêng vì có gia đình riêng thì sẽ không thể chiến đấu dũng cảm được. Theo ông, thủ lĩnh chính trị phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị chung. Tuy có những quan điểm tiến bộ nhưng ông vẫn còn sai lầm khi cho rằng một thủ lĩnh chính trị như vậy chỉ có ở tầng lớp chủ nô quý tộc.
ARISTOTE: xem thủ lĩnh chính trị là người sung túc, là người ở tầng lớp trung lưu không phải giàu cũng không phải nghèo, họ là người phải biết uốn mình theo lới khuyên của các bên (vì quan điểm của ông theo nhị nguyên luận).
CICÉRON: như là một sự tổng kết về của những tư tưởng về người thủ lĩnh chính trị trước đó. Oâng nêu ra rằng người thủ lĩnh chính trị phải có sự thông thái, có trách nhiệm, có sự cao thượng về phẩm hạnh, phải thống nhất trong minh giữa tài năng và quyền uy. Có uy thế tinh thần, có tinh thần cao thượng, biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ qua các lợi ích tiền bạc không chính đáng. Quan niệm của ông đến ngày nay cũng khó có người đạt được, đó là nhà chính trị phải có chính trị, có đạo đức…

Thứ hai, bàn về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, một số quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)