GD CD: Chính trị học- CCLL

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Chính trị học- CCLL thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Câu 2 CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN LỰC
Quyền lực ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói một cách khác, quyền lực là một quan hệ xã hội (tức có hoạt động tập thể của ít nhất hai cá nhân trở nên) có tính phổ quát, chi phối mọi thành viên trong xã hội; không ai có thể đứng ngoài quan hệ quyền lực, nếu không tham gia một quan hệ quyền lực ở nơi này, lúc này thì tham gia quan hệ quyền lực khác lúc khác.
Mặc dù đã đựơc nghiên cứu, đề cập từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thực sự có một định nghĩa nào thật sự khoa học được mọi người chấp nhận. Nhà chính trị học K. Dantra cho rằng, nắm quyền lực có nghĩa là bắt người khác phải phục tùng. Còn nhà chính trị học người Mỹ L.Lipson thì xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành động phối hợp. Với một cách tiếp cận phổ quát hơn, những người Mác-xít quan niệm, quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi và phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, sức mạnh. Tựu trung, có thể khái quát, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh hay vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.
Quyền lực là một quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội, nên có nhiều tiêu chí để phân loại quyền lực. Các tiêu chí này có thể là tiến trình lịch sư xã hội (thần quyền, vương quyền, pháp quyền, v.v.), phương thức thực thi (bạo lực, tài lực, trí lực, v.v.) và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo tiêu chí thứ ba này thì quyền lực có thể bao gồm quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực công, v.v. Và đây là cách phân loại quyền lực được mọi người quan tâm hơn cả, bởi loại hình quyền lực phân theo tiêu chí này là loại quyền lực có tính chất chi phối toàn bộ xã hội cùng mọi quan hệ quyền lực khác vốn có trong lòng của một xã hội.
Bất cứ một loại hình tổ chức xã hội nào cũng đòi hỏi phải duy trì trật tự, và để duy trì trật tự , kỷ luật đó phải tồn tại một loại quyền lực xã hội hay cong gọi là quyên flực công. Quyền lực công là quyền lực nảy sinh từ một nhu cầu nào đó của cộng đồng nhờ đó cộng đồng có được tính tổ chức và trật tự. ở mức độ tập trung hơn, khi xã hội hình thành giai cấp, thì quyền lực chính trị ra đời. Quyền lực chính trị là loại quyền lực của một giai cấp hoặc liên minh giai cấp, liên minh đảng phái. Nó nói lên khả năng thực tế của giai cấp, liên minh giai cấp, liên minh đảng phái đó trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị và các chuẩn mực pháp quyền nhờ đó mà lợi ích của giai cấp, liên minh giai cấp, liên minh đảng phái đó được hiện thực hoá trong cuộc sống. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn áp đặt ý chí của mình lên gia cấp khác, tức muốn thống trị giai cấp khác hay muốn trở thành gia cấp cầm quyền. Và xung đột quyền lực là một hiện tượng khách quan, tất yếu và phổ biến. Mọi xung đột quyền lực, xét đến cùng, đều nhằm đạt được quyền lực nhà nước, nắm lấy nhà nước-công cụ mà qua đoa giai cấp này áp đặt sự thống trị của mình lên giai cấp khác. Như vậy, quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị, và đó là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Ngoài những đặc trưng vốn có của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước có một đặc trưng rất cơ bản là nó có thể thực hiện được một loạt những biện pháp mang tính cưỡng chế trên qui mô toàn xã hội.
Sau các cuộc xung đột, tranh giành quyền lực giữa các giai cấp đảng phái trong xã hội, rốt cục, một gia cấp duy nhất nắm được hạt nhân của quyền lực chính trị-quyền lực nhà nước và trở thành giai cấp cầm quyền. Và để đảm bảo lợi ích của mình, giai cấp cầm quyền phải hiện thực hoá ý chí, chủ trương , đường lối của mình vào trong đời sống xã hội. Để làm được điều đó, gia cấp cầm quyền phải biến ý chí riêng của gia cấp mình thành nghĩa vụ chung mà toàn thể xã hội phải tuân thủ theo một cách thức của riêng mình mà ta gọi đó là cơ chế thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền.
Trước hết,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)