GD CD: Các bài viết về Bác Hồ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Các bài viết về Bác Hồ thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

http://baothanhhoa.vn/


Chính trị
Tuesday, ngày 20/02/2007


( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/news/18039.bth ). 

Ngày 20 - 2 - 1947, lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa



Ngày 11-12-1961, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nông dân HTX Yên Trường.

(THO) - Nhận rõ vị trí quan trọng của Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước đón Bác Hồ.
    Thanh Hóa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn minh Đại Việt, hội tụ đầy đủ nền văn minh châu Á. Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược với cả nước. Đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy, Thanh Hóa là cứ địa vững chắc trong buổi đầu khi thế giặc cường. Người dân Thanh Hóa yêu nước, yêu làng, cần cù chịu khó, sáng tạo khéo léo, hồ hởi mạnh mẽ, hiếu học, trọng thuỷ chung, kẻ sĩ thích văn học, giữ  khí tiết.
 
    Nhận rõ vị trí quan trọng của Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước đón Bác Hồ.
 
    Trước khi đi, để nắm vững tình hình các địa phương và Thanh Hóa, ngày 7-2-1947 Bác đã gửi thư cho ông Hoàng Hữu Nam yêu cầu các tỉnh (trong đó có Thanh Hóa) trong 10 ngày phải cung cấp 31 điểm câu hỏi điều tra về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý, ưu khuyết điểm để Người nắm tình hình. Trên cơ sở đó, Người nắm rất vững tình hình Thanh Hóa. Cùng ngày (7-2-1947) Bác ký sắc lệnh 15/SL bổ nhiệm ông Đặng Việt Châu nguyên là Chánh văn phòng Bộ Nội Vụ làm đặc phái viên Bộ Nội Vụ ở Thanh Hóa.  Ngày 14-2-1947 Bác đã thảo mật điện cho ông Đặng Việt Châu về chủ trương: có tối cao đặc phái chính phủ vào Thanh kinh lý, chuẩn bị báo cáo công việc. Ngày 17-2-1947, Người đã triệu tập và làm việc với các ông Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Lê Văn Hiến, Hoàng Hữu Nam để thông báo về chuyến đi Thanh Hóa sắp tới. Như vậy, chuyến đi vào Thanh Hóa có vị trí chiến lược đã được Bác chuẩn bị rất kỹ từ trước.
 
    Theo Tư liệu của Ban đề tài 2253-NV/TH đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh thẩm định: Chiều ngày 19-2-1947, chiếc xe Zeep được ngụy trang đưa Bác vào Thanh kinh lý. Người lái xe cho Bác là đồng chí Nguyễn Văn Nền (Bác đặt tên là Ngọc), bảo vệ tiếp cận là đồng chí Nguyễn Văn Lý (Bác đặt tên là Hoàng Hữu Kháng, sau này là Thiếu tướng Hoàng Hữu  Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh vệ). Hành trình được Bác vạch sẵn. Từ địa điểm Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) nơi Bác làm việc bấy giờ, đi đường 6A ra Xuân Mai, rẽ trái theo đường 21 về Chi Nê. Đêm 19-2-1947, Bác nghỉ tại nhà khách đồn điền của ông Đỗ Đình Thiện (Một cơ sở cách mạng của Bác, ông Đỗ Đình Thiện đã từng làm thư ký của Bác trong chuyến đi Pháp năm 1946). 3 giờ sáng ngày 20-2-1947, từ đồn điền Chi Nê sang đường 59 đi Nho Quan (Ninh Bình) đến đường 12 đi Ghềnh, theo đường quốc lộ 1A, 8h sáng ngày 20-2-1947, Bác gặp đoàn cán bộ Thanh Hóa gồm các đồng chí Bùi Đạt - Tỉnh uỷ, Lê Chủ - Chủ tịch UBHC tỉnh và đồng chí Đặng Việt Châu. Thấy xe Bác, đoàn giơ tay ra hiệu. Xe dừng lại, Bác ngồi trong xe nghe đồng chí Bùi Đạt báo cáo xong, Bác hỏi: Ông Tỉnh uỷ, cách thức họp thế nào ? Cái gì họp trước, cái gì họp sau, họp ở đâu ?
 
    Đồng chí Bùi Đạt trả lời: Thưa Bác, Đại biểu nhân dân trước rồi họp cán bộ sau ! Đại biểu tập trung gần đây cả rồi (Phủ Hùng - gần núi Một), thưa Bác cách Rừng Thông 5 - 6km.
 
    Bác nói tiếp: Nếu họp dân trước rồi họp cán bộ sau, lỡ trong dân có người nào vô ý làm lộ, phản động báo máy bay đến nó đánh thì chúng ta chạy đường nào ? Rồi Bác nói luôn: Thanh Hóa có đồi Thông, không thể để đại biểu dân lên đó mà họp à ? Ta lên đó, vừa bí mật bảo vệ được lực lượng, họp với dân xong, Bác về Hà Nội, tàu bay có đến cũng chẳng biết đâu mà tìm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)