GD CD: BG xây dựng nền văn hóa VN- CCLLCT

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: GD CD: BG xây dựng nền văn hóa VN- CCLLCT thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
( : http://cstt.ctu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=262:bai-ging-ca-tsgvcc-thng&catid=64:tai-liu-hc-tp&Itemid=179 ).

I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỌC
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về văn hoá
- Văn hoá là tổng thể toàn bộ ý thức xã hội của con người gắn với đặc điểm quốc gia dân tộc.
- Mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một kiểu văn hoá xác định
- Văn hoá là giá trị riêng của dân tộc ----> bản sắc dân tộc
- Có văn hoá tiến bộ và văn hoá lạc hậu.
- Văn minh là các nấc thang của văn hoá theo chiều hướng đi lên.
- Văn minh là nền VH ưu tú, toả sáng chi phối về cấu trúc và hệ giá trị đối với các cộng đồng xã hội trên thế giới trong các phạm vi không gian và thời gian lâu dài. Vì vậy cần phải xây dựng văn hoá trên tầm cao văn minh nhân loại mà vẫn đảm bảo nét riêng ----> VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Quy luật vận động phát triển văn hoá
+ Văn hoá phát triển trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế chính trị của một cộng đồng xã hội
+ Văn hoá phát triển trong sự kế thừa
+ Văn hoá phát triển trong quá trình giao lưu và tiếp biến (tiếp nhận biến đổi những yếu tố ngoại sinh thành yếu tố nội sinh tương thích)

2. Quan điểm của Đảng ta về văn hoá và xây dựng văn hoá
- Tư tưởng Hồ Chí Minh:
* Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá (1943)
+ “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”
+ “ Trong sự nghiệp kiến thiết đất nước, có bốn lĩnh vực cần phải được coi trọng ngang nhau là kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội”
- “Đề cương Văn hoá Việt Nam” (1943)
Đảng ta chủ trương xây dựng nền Văn hoá Việt Nam theo ba phương châm: Dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá, xoá bỏ tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hoá cách mạng mới (nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân lao động)
3. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, giao lưu hội nhập, sự khủng hoảng về mô hình phát triển trên thế giới, hiện tượng xâm thực văn hoá diễn ra phức tạp...đòi hỏi mỗi quốc gia phải sáng tạo một lối đi riêng cho dân tộc mình cho nên cần phải xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (hội nhập mà không hoà tan)
4.Quan điểm của UNESCO về văn hoá:
Federico Mayor
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc (năm 1998)
5. Kinh nghiệm xây dựng văn hoá thành công của một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... là những tiền đề quan trong để đề xuất quan điểm xây dựng văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc
II. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
1. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới.
Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)