GD CD: BG Luật so sánh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: GD CD: BG Luật so sánh thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

viên: Phan Hoài Nam
Luật so sánh – Michael Bogdan
Gíao trình luật so sánh Đại học luật Hà nội
Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại – Rene David
Những hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới – Michael Fromont
Gíao trình luật so sánh - Võ Khánh Vinh
Thông tin pháp luật dân sự website
Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào

Kiểm tra 60 phút
Trắc nghiệm đúng sai 3 cau
Tự luận 2 cau

----------------------------------------------------
BAI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH

Có nhiều thuật ngữ
Luật học so sánh Khái niệm do Bộ giáo dục đặt ra năm 2004 nhằm phân biệt với các ngành luật khác, không có đối tượng điều chỉnh cụ thể ( nhằm mục đích nhấn mạnh đây là ngành khoa học pháp lý, chứ không phải nghiên cứu ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Luật so sánh đối chiếu Chỉ là sự phong phú về ngôn ngữ
So sánh luật Hạn chế do không chỉ so sánh mà còn phải lý giải nguyên nhân của sự khác biệt, là cả 1 ngành khoa học pháp lý

Luật so sánh : là ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu so sánh giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng vàkhác biệt đồng thời lý giải nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt của những hiện tượng pháp lý đó để hướng đến những mục tiêu nhất định như phục vụ cho hoạt động lập pháp hay quá trình hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia

Pháp : pháp luật dân sự là hiến pháp trong lĩnh vực tư ( hệ thống pháp luật dân sự đóng vai trò rất quan trọng, liên quan mật thiết với pháp luật về lao động, thương mại, hôn nhân gia đình
Ví dụ Việt nam tiến hành so sánh luật với Pháp và định ra vị trí vai trò của bộ luật dân sự 2005, tách tài phán hành chính ra khỏi tòa án tư pháp, trở thành 1 nhánh tòa độc lập

I Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
Các học giả XHCN chủ trương liệt kê các đối tượng cụ thể : phải là các pháp luật thực định ( các chế định luật, các qui phạm pháp luật, các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia
Các học giả phương Tây cho rằng đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rất rộng, bao gồm cả văn hóa pháp lý ( chủ trương khái quát hóa các vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
Ví dụ Khái niệm ở trang 13 tài liệu Michael Bogdan

Khác biệt giữa 2 quan điểm
XHCN liệt kê cụ thể trong khi phương Tây thì khái quát hóa
Phương Tây cho rằng chính bản thân phương pháp so sánh cũng là đối tượng cho ngành khoa học này nghiên cứu
Hạn chế
XHCN : có quan điểm nên liệt kê cụ thể ( không ổn do khả năng lạc hậu so với sự phát triển của các quan hệ xã hội
Ví dụ : Khái niệm văn hóa pháp lý có ý nghĩa, yêu cầu khác nhau trong từng giai đoạn
Khi mới thành lập : phải đủ các ngành luật điều chỉnh
Giai đoạn hoàn chỉnh : nội dung điều chỉnh phải đầy đủ
Giai đoạn hiện nay : khả năng pháp luật đi vào thực tế
Phương Tây : cho rằng không thể khái quát hóa hết các vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
Ví dụ : Không có đối tượng nghiên cứu cụ thể nên có thể bị xem là phương pháp, không phải là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập ( là khía cạnh bị công kích bởi những người không ủng hộ sự tồn tại của ngành khoa học pháp lý này
Nhưng trong thực tế, luật so sánh đóng vai trò rất quan trọng
Ví dụ Luật 12 bảng của La mã là kết quả so sánh sự tương đồng, khác biệt với các hệ thống pháp luật của các thành bang cổ đại
Năm 1896, hiệp hội quốc tế về luật so sánh ra đời nhằm hài hòa hóa pháp luật các nước tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh giao thương hội nhập quốc tế
Việc nghiên cứu luật so sánh gíup nhận định được khuynh hướng phát triển của pháp luật các nước trên thế giới ( hoạch định kế hoạch phát triển của pháp luật của quốc gia, đảm bảo giảm thiểu sự khác biệt với pháp luật các nước

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định đối tượng nghiên cứu nhưng giữa các quan điểm vẫn có điểm chung : đối tượng nghiên cứu của luật so sánh đều hướng đến gần như toàn bộ các khía cạnh pháp lý trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau và có những đặc điểm sau
Không có ranh giới cụ thể để xác định đối tượng nghiên cứu của luật so sánh ( do quan điểm pháp luật cụ thể của từng quốc gia là khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)