GD CD: BC pháp điển hóa PL ở VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: GD CD: BC pháp điển hóa PL ở VN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




BÁO CÁO
Khái quát một số vấn đề về pháp điển ở Việt Nam
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=104&ved=0CDcQFjADOGQ&url=http%3A%2F%2Fwww.vibonline.com.vn%2FFiles%2FDownload.aspx%3Fid%3D2133&ei=NOaLT569CcSQiQe69MTcBw&usg=AFQjCNFOkC9VoSEJLlkpZrpucN3Tlw221Q&sig2=rD7Tnxxex-gnVGokPOO9JA ).
(Tài liệu tham khảo, được tổng hợp từ báo cáo tọa đàm pháp điển hóa của Ủy ban pháp luật của Quốc hội, tọa đàm pháp điển hóa của Bộ Tư pháp, báo cáo tổng kết hoạt động thí điểm pháp điển về Tổ chức và hoạt động của Quốc hội của Văn phòng Quốc hội và một số bài tham luận của các tác giả về pháp điển)

I. Một số khái niệm về pháp điển ở Việt Nam
Pháp điển (trong nhiều tài liệu của Việt Nam có sử dụng thuật ngữ “pháp điển hoá”) là khái niệm đã tồn tại trong khoa học pháp lý từ khá lâu, tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống pháp luật, điều kiện cụ thể của từng hệ thống pháp luật, điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, từng thời kỳ mà cách hiểu vấn đề này cũng còn nhiều điểm khác nhau.
Trong cuốn Từ điển luật học 1999 của nhà xuất bản Bách khoa có định nghĩa: “Pháp điển là quá trình làm thành một pháp điển (Bộ luật)… Nhà nước pháp điển luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật lao động và ban hành các Bộ luật hữu quan. Pháp điển là hoạt động lập pháp khác với hệ thống hóa là hoạt động có tính chất chuyên môn hành chính”.
Mặc dù cũng theo quan niệm pháp điển là một dạng hoạt động làm luật nhưng Từ điển Bách khoa Việt Nam không tách rời pháp điển khỏi hệ thống hóa. Theo Từ điển thì “Pháp điển là xây dựng một Bộ luật, đạo luật trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành, loại bỏ các quy định không còn phù hợp, bổ sung, dữ liệu những quy định đáp ứng sự điều chỉnh pháp lý đối với những quan hệ xã hội đang phát triển”.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội coi tập hợp và pháp điển là hai hình thức của hệ thống hóa pháp luật; kết quả của pháp điển là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời trên cơ sở tập hợp, rà soát, sắp xếp các quy phạm pháp luật theo một trình tự logic chặt chẽ và nhất quán. Văn bản pháp luật mới có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc rộng hơn, tổng quan hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn thiện hơn về kỹ thuật lập pháp hoặc đồng thời đạt được tất cả các yêu cầu đó.
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2003) đi sâu phân tích những điểm khác biệt giữa hai hình thức (tập hợp và pháp điển) của hệ thống pháp luật. Theo đó, pháp điển có đặc điểm như: Chỉ cơ quan nhà nước được trao quyền mới được tiến hành pháp điển; pháp điển làm thay đổi nội dung các văn bản hiện hành, làm thay đổi cơ bản chất lượng điều chỉnh pháp luật, lĩnh vực quan hệ xã hội tương ứng; kết quả của pháp điển là cho ra đời một văn bản pháp luật mới mang tính tổng hợp về phạm vi điều chỉnh và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các văn bản trước đó.
Qua những cách tiếp cận, định nghĩa trên đây có thể thấy pháp điển ở Việt Nam cho đến nay được giới chuyên môn hiểu là một hoạt động sáng tạo luật và gắn liền với quá trình hệ thống hóa pháp luật nhằm mục đích giúp cho việc tìm kiếm, tra cứu và áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận lợi.
II. Thực trạng vê công tác pháp điển ở Việt Nam từ trước đến nay
Trước năm 1945, hoạt động pháp điển trong thời kỳ phong kiến cũng đã được tiến hành. Những hoạt động pháp điển đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam đã được tiến hành từ thời Lý với Hình thư năm 1042, nhà Trần với Hình thư năm 1341, đặc biệt phát triển ở thời nhà Lê với Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) và tiếp nối với Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long) thời nhà Nguyễn.
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay, quan niệm về pháp điển ở Việt Nam được hiểu theo 2 cách. Thứ nhất, pháp điển được hiểu là một hoạt động làm luật, kết quả của hoạt động pháp điển là sự ra đời các đạo luật. Thứ hai, pháp điển là việc cho ra đời một bộ tổng tập văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)