GD CD: Bài giảng về văn hoá- CCLLCT

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Bài giảng về văn hoá- CCLLCT thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ
(KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, QUY LUẬT VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN)
http://cstt.ctu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=262:bai-ging-ca-tsgvcc-thng&catid=64:tai-liu-hc-tp&Itemid=179
MỤC TIÊU
Nhận thức rõ các vấn đề sau:
1. Khái niệm, bản chất, cấu trúc của văn hoá
2. Chức năng của văn hoá
3. Các quy luật vận động, phát triển của văn hoá
4. Liên hệ thực tiễn
I. Khái niệm văn hoá
VĂN HOÁ LÀ GÌ ?
Văn hoá ẩm thực ?
Văn hoá cư trú ?
Văn hoá giao thông ?
Văn hoá học đường ?
Văn hoá điện thoại ?
Văn hoá gia đình?
Văn hoá giao tiếp ?
I. Khái niệm văn hoá
VĂN HOÁ + …X = LĨNH VỰC VĂN HOÁ…. X
văn hoá …nghe nhìn, văn hoá… tóc, văn hoá … thang máy, văn hoá … chào hỏi…
Đây là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể vô cùng rộng lớn về nền văn hoá của một cộng đồng người trong quá khứ, hiện tại và tương lai
I. Khái niệm văn hoá
1. Nguồn gốc khái niệm
Phương Đông : “Văn trị giáo hoá”, “Nhân văn giáo hoá” (Lưu Hướng thời Tây Hán); “Văn hiến , phong tục” ( Nguyễn Trãi)
Phương Tây: Culture ( gieo trồng trí tuệ)
2. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về VH:
VH là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - XH, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử loài người
I. Khái niệm văn hoá
3. Các quan niệm tiêu biểu về văn hoá
Quan niệm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
(8/1943)
I. Khái niệm văn hoá
3. Các quan niệm tiêu biểu về văn hoá
Federico Mayor (UNESCO ) :
“Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
(21/1/1998)

I. Khái niệm văn hoá
4. Bản chất của văn hoá
Tính sáng tạo: Văn hoá là những sáng tạo của con người, những sáng tạo vật chất và tinh thần của con người trong quá khứ và hiện tại. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá, chỉ có con người mới sáng tạo ra văn hoá.
Tính nhân văn: Nói đến văn hoá là nói đến con người, là nói đến việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Bản chất nhân văn của văn hoá biểu hiện phương thức tồn tại người, là sự bộc lộ những năng lực bản chất người trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội.
I. Khái niệm văn hoá
4. Bản chất của văn hoá
Tính giá trị: Sự sáng tạo văn hoá bao giờ cũng bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của xã hội. Từ đó hình thành nên những quan niệm về giá trị (cái được xã hội cho là cao quý, đáng ao ước, các giá trị phổ biến được mọi nền văn hoá chấp nhận là chân, thiện mỹ) và chuẩn mực. Hệ thống giá trị và chuẩn mực này là cơ sở để định hướng, liên kết cá nhân và cộng đồng vào các hoạt động chung trên cơ sở những khuôn mẫu nhất định đồng thời có chức năng đánh giá và điều chỉnh hành vi của các cá nhân và cộng đồng.
I. Khái niệm văn hoá
5. Cấu trúc văn hoá
Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
- Văn hoá vật chất là toàn bộ những gì do con người sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại…những vật thể ấy nói lên mức độ biểu hiện và trình độ phát triển các lực lượng bản chất của con người trong lĩnh vực sản xuất và đời sống vật chất.
- Văn hoá tinh thần là những giá trị về khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, các tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục, ngôn ngữ. Văn hoá tinh thần nói lên mức độ biểu hiện và trình độ phát triển các lực lượng bản chất người trong sản xuất tinh thần.
I. Khái niệm văn hoá
5. Cấu trúc văn hoá
Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể
- Văn hoá vật thể là các hiện tượng văn hoá tồn tại một cách hữu hình, phản ánh các giá trị về phương diện lịch sử, khoa học, tôn giáo, dân tộc học, thẩm mỹ, nghệ thuật
mà con người có thể tiếp xúc được thông qua các giác quan một cách cảm tính trực tiếp.
- Văn hoá phi vật thể là những hiện tượng văn hoá tồn tại dưới dạng các quan niệm về giá trị, chuẩn mực xã hội thể hiện trong hệ thống biểu tượng văn hoá trong ngôn ngữ, các loại hình nghệ thuật…
I. Khái niệm văn hoá
5. Cấu trúc văn hoá
Văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng
- Văn hoá cá nhân là văn hoá của một con người. Đó là toàn bộ vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết tích luỹ vào một cá nhân trong quá trình hoạt động thực tiễn.
- Văn hoá cộng đồng là văn hoá của một nhóm xã hội. Nó không phải con số cộng giản đơn của những văn hoá cá nhân sống trong cộng đồng mà là toàn bộ giá trị và chuẩn mực xã hội, cùng với các hệ thống biểu tượng, được cộng đồng xã hội chấp nhận và thực thi một cách tự nguyện.
II. Chức năng của văn hoá
1. Chức năng nhận thức
Nhu cầu nhận thức thế giới là nhu cầu cơ bản của con người, giúp con người hiểu biết về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, vì vậy tri thức là yếu tố đầu tiên của văn hoá. VH là sự đúc kết những kinh nghiệm của loài người trong quá trình tìm hiểu tự nhiên, xã hội, con người và kết tinh trong văn hoá dân gian, văn hoá bác học, đồng thời thể hiện tập trung ở các ngành khoa học. Văn hoá giúp con người nhận thức đúng về thế giới, từ đó cải tạo thế giới, cải tạo chính bản thân mình.
II. Chức năng của văn hoá
2. Chức năng giáo dục
Quá trình giáo dục là quá trình chuyển kinh nghiệm, tri thức của loài cho cá nhân và cộng đồng để từ đó họ có thể tiếp nhận, hoà nhập, trưởng thành và sáng tạo trong hoạt động của mình- văn trị giáo hoá
3. Chức năng thẩm mỹ
Văn hoá là kho tàng tích luỹ các giá trị thẩm mỹ, truyền đạt các giá trị thẩm mỹ cho cá nhân và cộng đồng để từ đó họ có thể thưởng thức, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực thẩm mỹ của con người như đánh giá, sáng tạo những giá trị mới.
II. Chức năng của văn hoá
4. Chức năng giải trí
- Giải trí là một nhu cầu của con người nhằm bù đắp lại sức lao động đã mất và sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách có ích.
- Giải trí tích cực không những có ý nghĩa bù đắp lại sức lao động đã mất đi mà còn làm phát triển những năng lực nghệ thuật ở mỗi con người, sự giải trí bằng văn hoá tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người.
II. Chức năng của văn hoá
5. Chức năng dự báo
- Văn hoá không chỉ nhận thức quá khứ, hiện tại mà còn dự báo về tương lai. Dự báo của văn hoá mang tính khoa học vì nó dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại để rút ra những quy luật, xu hướng vận động trong tương lai.
- Khi thực hiện các chức năng này, văn hoá đóng vai trò động lực cho sự phát triển, hệ điều tiết xã hội.
II. Chức năng của văn hoá
6. Chức năng giao tiếp
VH liên kết con người với con người trong các hoạt động sinh hoạt đời sống xã hội
(Tiếp xúc VH, giao lưu văn hoá) -- Phong tục, lễ hội, nghệ thuật…
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
1. Quy luật về sự quyết định của điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội đối với văn hoá
Sự quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội đối với văn hoá
- Điều kiện kinh tế, xã hội tạo tiền đề hình thành tính chất, diện mạo của một nền văn hoá.
- Quy định nội dung, bản chất của một nền văn hoá và các thầnh tố văn hoá.
Góp phần xác định mục tiêu, xu hướng phát triển của văn hoá
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
1. Quy luật về sự quyết định của điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội đối với văn hoá
Ảnh hưởng của chính trị với văn hoá
- Cùng với kinh tế, chính trị quy định phương hướng phát triển của văn hoá, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hoá và bằng các chính sách, hệ thống pháp luật quản lý các hoạt động văn hoá.
Tính độc lập tương đối của văn hoá
- Nhịp độ vận động và phát triển của văn hoá không phải khi nào cũng song hành với kinh tế.
- Văn hoá tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển của cơ sở kinh tế - xã hội.
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
2. Quy luật kế thừa trong phát triển văn hoá
Nội dung quy luật
- Di sản văn hoá là tổng thể những mối liên hệ, quan hệ và những kết quả sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của các thời kỳ lịch sử đã qua. Di sản văn hoá của một dân tộc thường kết tinh dưới dạng vật thể và phi vật thể.
- Di sản văn hoá là bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội. Đó là nội lực cố kết cộng đồng trong cuộc đấu tranh vì sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
2. Quy luật kế thừa trong phát triển văn hoá
Cách thức kế thừa
- Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, sự kế thừa các thành tựu văn hoá phản ánh trình độ phát triển của LLSX được diễn ra một cách trực tiếp, tất yếu, ngoài ý muốn chủ quan của con người.
- Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, sự kế thừa diễn ra có chọn lọc, phê phán, bổ sung, nâng cao một cách tích cực chủ động.
- Kế thừa trong lĩnh vực văn hoá tinh thần là kế thừa truyền thống, song truyền thống không phải là cái gì bất biến, có truyền thống tốt đẹp, có truyền thống không còn ý nghĩa tích cực, thậm chí còn có ý nghĩa tiêu cực, do đó phải loại bỏ những truyền thống loại này, không để chúng trở thành vật cản trên con đường phát triển.
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
2. Quy luật kế thừa trong phát triển văn hoá
Sáng tạo và đổi mới trong sự kế thừa văn hoá
Kế thừa không có nghĩa là phục cổ một cách nguyên xi máy móc.
Kế thừa truyền thống của dân tộc là cần thiết nhưng chỉ khôi phục những gì tinh hoa, tích cực, biết đấu tranh loại bỏ những gì đã lạc hậu, bảo thủ.
Sự kế thừa luôn phải song hành với đổi mới vì văn hoá không chỉ có nhiệm vụ giữ gìn và lưu truyền các giá trị quá khứ mà còn phải sáng tạo ra các giá trị mới.
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
3. Quy luật giao lưu và tiếp biến trong phát triển văn hoá
Khái niệm giao lưu: hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc với nhau, gây ra sự biến đổi văn hoá ban đầu của một hay cả hai nhóm.
Thực chất của quá trình giao lưu văn hoá là mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Nội sinh là nhân tố bên trong, vốn có của nền văn hoá, ngoại sinh là những nhân tố có nguồn gốc từ nền văn hoá khác. Nội sinh bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, có vai trò quan trọng hơn, làm nên bản chất của một nền văn hoá. Ngoại sinh là nhân tố bổ sung, làm cho nền văn hoá phong phú, đa dạng hơn.
III. Các quy luật phát triển của văn hoá
3. Quy luật giao lưu và tiếp biến trong phát triển văn hoá
Giao lưu, tiếp biến văn hoá là làm giàu, là tự bồi đắp và làm phong phú thêm nền văn hoá của mình, là thích ứng và là điều kiện để tồn tại và phát triển văn hoá dân tộc. Trong quá trình giao lưu văn hoá, các cộng đồng người tiếp thu của nhau những yếu tố tốt đẹp hơn của cộng đồng khác, làm cho mỗi nền văn hoá trở nên đa dạng, phong phú, mềm dẻo và hoàn chỉnh hơn. Bởi vậy, giao lưu chính là quy luật phát triển của văn hoá.


Xin trân trọng cám ơn!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)