GD CD: Bài giảng về kinh tế- p2
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Bài giảng về kinh tế- p2 thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Học viện ctQG Hồ Chí Minh
viện kinh tế và phát triển
******
đề cương bài giảng về
tăng trưởng và phát triển kinh tế
theo yêu cầu phát triển bền vững
GS, TS Hoàng Ngọc Hoà
2
1- Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế qui mô giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Thuần tuý về mặt kinh tế.
Thuần tuý về qui mô gia tăng sản lượng hàng hoá và dịch vụ.
Chưa nói gì đến mặt xã hội và môi trường.
Chưa nói đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế.
Có thể chỉ quan tâm đến đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đơn
thuần được không?
I- Những khái niệm cơ bản và nội dung của những khái niệm đó
3
2- Phát triển kinh tế :
Phát triển kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao và ổn định; Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ và chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện.
Bao hàm một cách toàn diện cả về kinh tế và xã hội, được duy
trì trong một thời gian tương đối dài.
Bao hàm cả sự tăng lên về lượng lẫn sự biến đổi về chất theo
hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội và dân cư.
Đời sống của nhân dân được cải thiện.
Được duy trì trong một thời gian tương đối dài.
Tăng trưởng kinh tế phải luôn hướng tới và đóng vai trò là điều
kiện cần thiết của phát triển kinh tế.
4
Với quan niệm trên, phát triển kinh tế có nội dung cơ bản như sau:
Là quá trình tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và dân cư theo hướng tiến bộ.
Là quá trình khai thác, phát huy năng lực nội sinh và làm cho nhân tố nội sinh đóng vai trò quyết định.
Là quá trình khơi dậy, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người dân.
Là quá trình đem lại đời sống ngày càng cải thiện hơn cho nhân dân.
Nếu chỉ tập trung vào những nội dung nêu trên thì có đảm bảo phát
triển bền vững không? Vì sao?
5
3- Phát triển bền vững
3.1- Vì sao phải phát triển bền vững?
Phát triển bền vững vừa là phương thức vừa là điều kiện cơ bản để đạt tới cuộc sống sung túc và ngày càng tốt đẹp hơn của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp đó, chính con người đã tạo nên mâu thuẫn giữa các nhu cầu của mình.
Con người đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đe doạ sự phát triển bền vững:
6
Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên;
Sự gia tăng dân số quá nhanh và hàng loạt những vấn đề xã hội khác nảy sinh.
Nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trái đất làm suy giảm tầng ôzôn, dẫn tới sự xuất hiện Elninô, Lanina thường xuyên xảy ra và ngày càng dữ dội hơn.
Để tồn tại và phát triển, con người phải hướng tới phát triển bền vững.
Những thách thức nêu trên gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người, đe doạ sự tồn tại và phát triển bền vững không phải chỉ của từng quốc gia riêng lẻ mà là của cả cộng đồng quốc tế. Do đó, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực chung nhằm đạt tới sự phát triển bền vững:
7
Năm 1980: Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra "Chiến lược bảo toàn thế giới" với mục tiêu tổng thể là "Đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sống".
Tiếp đó, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) cũng đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững với nội dung rộng hơn, bao hàm cả phát triển bền vững về xã hội và bước đầu đề cập đến phát triển bền vững về kinh tế.
3.2- Sự nhận thức thống nhất về khái niệm phát triển bền vững
Năm 1987 trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta", phát triển bền vững lần đầu tiên được nhận thức thống nhất như sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau".
8
9
Đến Hội nghị Thượng đỉnh trái đất họp tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đều thống nhất khẳng định:
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sựk kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm sung túc hoá nhu cầu đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Từ khái niệm phát triển bền vững nêu trên cho thấy:
Muốn PTBV về kinh tế cần phải đầu tư có hiệu quả và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài.
Muốn PTBV về xã hội cần phải gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.
Muốn PTBV về môi trường cần phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ được môi trường và tính đa dạng sinh học.
10
Khía cạnh nào (kinh tế, xã hội hay môi trường) cần được ưu tiên trong phát triển bền vững.
Làm thế nào để tổng hoà các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đạt được phát triển bền vững?
Ba mặt trên đây có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau và tác động lẫn nhau. song xử lý các mối quan hệ giữa 3 mặt này là một quá trình lâu dài, phức tạp, có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn và thách thức to lớn.
11
3.3- Cam kết quốc tế và chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững toàn cầu.
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh trái đất diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) để bàn thảo và thông qua chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững toàn cầu.
Chương trình Nghị sự 21 là Chương trình thống nhất hành động của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững theo quan niệm đã được nhận thức thống nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 1987.
Chương trình Nghị sự 21 gồm 2.500 khuyến nghị hành động, trong đó có các đề xuất chi tiết cho việc giảm các mô hình sản xuất và tiêu dùng gây nhiều lãng phí, chống nghèo đói, bảo vệ chất lượng nước và không khí, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong những kiến nghị này có rất nhiều điểm mà Việt Nam có thể khai thác như vấn đề: giảm các mô hình sản xuất và tiêu dùng gây nhiều lãng phí. Hoặc vấn đề đói nghèo hay làm thế nào để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay.
12
3.4- Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg
Tháng 9 năm 2002 tại Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững.
Mục đích tổng quát của Hội nghị này là:
Đánh giá kết quả thu được sau 10 năm kể từ Hội nghị Rio de Janeiro;
Đánh giá những khó khăn, trở ngại đã và đang gặp phải trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21;
Lấy kiến thức và bài học thu được kể từ sau Hội nghị Rio làm cơ sở để bổ sung, hoàn thiện chương trình;
Đem lại sức sống mới cho việc thực hiện phát triển bền vững.
Việt Nam đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh năm2002 như thế nào?
Việt Nam cử đoàn đại biểu do Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm dẫn đầu tham gia Hội nghị.
Chính phủ Việt Nam đã trình bày Báo cáo Đánh giá quốc gia của mình về thực hiện cam kết phát triển bền vững trong 10 năm (1992 - 2002).
Chính phủ Việt Nam cũng đã giới thiệu với thế giới Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam trong thế kỷ XXI.
13
3.5- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong thế kỷ XXI
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) (Ban hành theo Quyết định số: 153/2004/QĐTTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ)
Mục đích và yêu cầu của định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ XXI
Phát triển bền vững phải trở thành quan điểm chiến lược chung để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Agenda 21 của Việt Nam là một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động, bao gồm những mục tiêu, những hoạt động và phương tiện nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.
Agenda 21 của Việt Nam thể hiện được ý chí, tinh thần và tập hợp trí tuệ của toàn dân => Toàn xã hội đều phải có trách nhiệm cùng xây dựng và cùng thực hiện các chương trình hành động của Agenda 21.
14
1- Các đại lượng đo lường sản lượng của nền kinh tế
1.1- Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP: Gross Domestic Product)
GDP là tổng giá trị của toàn bộ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu ở trong hay ngoài nước.
Như vậy, các nhân tố làm tăng tổng sản phẩm quốc nội của một nước không phải chỉ do các đơn vị kinh tế của chính nước đó tạo ra trong lãnh thổ quốc gia, mà còn do các đơn vị nước ngoài thường trú tại nước đó tạo ra. Chẳng hạn, mức tăng GDP ở Việt Nam năm 1995 là 9,5%, trong đó 5,2% là mức tăng trưởng do các đơn vị của Việt Nam ở trong nước tạo ra, còn 4,3% là mức tăng trưởng do các đơn vị nước ngoài thường trú ở Việt Nam tạo ra, hay tổng GDP của Việt Nam năm 2004, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14%, năm 2005 chiếm 15%.
II- Đo lường sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
15
GDP có thể được tính theo 3 cách sau:
Theo phương pháp sản xuất: GDP được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế.
Trong đó: GOi là tổng giá trị sản xuất của ngành i.
ICi là chi phí trung gian của ngành i (đợc dùng hết cho sản xuất ra tổng giá trị sản xuất của ngành i).
* Theo phương pháp chi tiêu: GDP được đo bằng tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình â, đầu tư tư nhân cho tích lũy tài sản (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và chi tiêu qua thương mại quốc tế (X-M).
GDP = C + I + G + X - M
Chú ý: C không tính xây nhà ở mới của khu vực tư nhân. I bao gồm đầu tư ròng, khấu hao tài sản cố định và xây nhà ở mới của khu vực tư nhân. G không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ như chi bảo biểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, v.v. X là giá trị hàng hoá xuất khẩu và M là giá trị hàng hoá nhập khẩu.
16
* Theo phương pháp thu nhập: GDP được đo bằng tổng các loại thu nhập.
GDP = W + i + R + Pr + D + Te
Trong đó:
W: thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công;
i: Thu nhập của người có tiền cho vay;
R: thu nhập của người có đất đai, tài sản cho thuê;
Pr: thu nhập của người có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh;
D: khấu hao tài sản cố định;
Te: thuế gián thu.
17
1.2- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP: Gross National Product)
GNP hay GNI là tổng giá trị của toàn bộ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do các công dân của một nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) không phân biệt các hàng hoá dịch vụ đó được tạo ra ở trong hay ngoài nước. Nghĩa là chỉ xem xét về mặt quốc tịch chứ không xem xét về mặt lãnh thổ.
GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài - Chi trả ra nước ngoài.
Vậy GNP và GDP của Việt Nam, đại lượng nào lớn hơn? Vì sao?
Nói chung, đối với các nước đang phát triển GNP nhỏ hơn GDP, vì sự chi trả ra nước ngoài lớn hơn thu nhập từ nước ngoài. Còn đối với các nước phát triển, GNP lớn hơn GDP, vì thu nhập từ nước ngoài lớn hơn chi trả ra nước ngoài.
GDP và GNP được xác định thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Vì vậy, để xác định đúng tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân cũng như để đánh giá đúng tốc độ tăng trưởng và phát triển thì GDP và GNP phải tính theo giá cả ổn định, nếu có lạm phát thì phải chia cho chỉ số lạm phát khi tính toán.
18
GDP và GNP phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một quốc gia, nhưng khả năng cải thiện đời sống còn phụ thuộc vào qui mô dân số của quốc gia đó. Vì thế, để đánh giá xác thực tăng trưởng và phát triển kinh tế ảnh hưởng đến đời sống như thế nào thì phải tính thu nhập quốc nội và thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Thu nhập quốc nội hay thu nhập quốc dân bình quân đầu người tính bằng tiền cũng chưa phải là chỉ số phản ánh chính xác tuyệt đối đời sống vật chất của một quốc gia, vì sức mua của đồng tiền ở những thị trường khác nhau rất khác nhau. Do đó, để so sánh GDP hay GNP giữa các nước, người ta xác định theo sức mua ngang giá PPP (Purcjasing Power Parity) của giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.
GDP (GNP) danh nghĩa (tính theo giá thị trường hiện hành)
GDP (GNP) thực tế =
Chỉ số lạm phát
19
2- Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế.
2.1- Mức tăng trưởng tuyệt đối GDP hay GNP của quốc gia và theo bình quân đầu người.
? Yn = Yn - Yo;
Trong đó: Yn là mức tăng trưởng tuyệt đối GDP hay GNP của quốc gia
năm n so với năm gốc (0).
Yn là mức tăng trưởng tuyệt đối GDP hay GNP tính bình quân
đầu người năm n so với năm gốc (0).
Yn là giá trị GDP hay GNP năm n.
Yo là giá trị GDP hay GNP của năm gốc (0).
20
2.2- Mức tăng trưởng tương đối hay tốc độ tăng trưởng của năm n so với năm gốc (0) ký hiệu là gn.
2.3- Tốc độ tăng trưởng hàng năm: so sánh tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm liền kề ký hiệu là gn.
21
3- Các chỉ số đo lường phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.
Sự thay đổi theo hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, xã hội và dân cư.
Các chỉ số phản ánh sự cải thiện đời sống nhân dân trên các mặt: Thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá.
Chỉ số tổng hợp được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia là chỉ số phát triển con người (HDI: Human Development Index).
HDI do 3 yếu tố chính cấu thành, bao gồm:
GDP (GNP)/người, năm, có điều chỉnh theo chỉ số sức mua tiền tệ.
Chỉ số về giáo dục: căn cứ vào tỷ lệ người lớn biết chữ.
Chỉ số sức khoẻ: căn cứ vào tuổi thọ trung bình.
HDI nhận giá trị từ 0 đến 1 (0 < HDI < 1).
HDI càng gần tới 1 nói lên điều gì? HDI càng gân tới 0 nói lên điều gì?
22
4- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định aà một nội dung cơ bản của phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chỉ biến đổi lượng chứ chưa biến đổi về chất của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế do đó chỉ là điều kiện cơ bản cần thiết của phát triển kinh tế. Vì không có sự lớn lên về lượng thì không có sự biến đổi về chất của nền kinh tế.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế mà không dẫn tới biến đổi về chất theo hướng tiến bộ thì chưa đủ để phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế với khái niệm như trên có vai trò và tác động to lớn trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
23
1- Các nhân tố kinh tế.
1.1- Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Nếu ta gọi các biến số đầu vào là xi, hàm số đầu ra là Y, sự tăng trưởng có mối quan hệ hàm số sau:
Y = F(xi)
Trong đó:
(xi): là các yếu tố đầu vào của sản xuất. cụ thể là: Nguồn lực về vốn
Nguồn lực lao động
Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
Nguồn lực khoa học - công nghệ.
Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên tăng trưởng và phát triển kinh tế còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác như qui mô sản xuất, các hệ thống tổ chức kinh tế tối ưu, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế (cơ cấu kinh tế), các yếu tố thị trường (thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường nguyên liệu, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường tài chính và tiền tệ...).
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
24
1.2- Quan hệ cung - cầu và giá cân bằng
Trong nền kinh tế thị trường, tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ (Y) do các yếu tố tổng cung (AS), tổng cầu (AD) quyết định tạo nên giá cả cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Y*), (E là điểm cân bằng cung - cầu).
Tăng trưởng kinh tế chỉ được thực hiện khi chủ thể quản lý biết sử dụng tối ưu mối quan hệ giữa cung và cầu, tạo ra sự tăng lên về sản lượng cân bằng liên tục từ năm này sang năm khác.
25
2- Các nhân tố phi kinh tế
Các nhân tố phi kinh tế là các nhân tố thuộc các phân hệ khác như xã hội, chính trị, tâm linh... nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đặc điểm là: Rất khó lượng hoá. Thậm chí trong nhiều trường hợp không thể lượng hoá, tính toán hoặc so sánh được bằng các con số và giá trị cụ thể về sự ảnh hưởng của nó.
Có sự tác động rất to lớn và phức tạp. Chúng ta có thể nêu ra một số nhân tố phi kinh tế cơ bản như sau:
Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm dân tộc.
Đặc điểm tôn giáo.
Đặc điểm văn hoá.
26
1- Sự ổn định chính trị - xã hội.
2- Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, đảm bảo khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới.
3- Tăng trưởng và phát triển phải trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội.
4- Không ngừng nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
IV- Các điều kiện đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
27
1- Sự cần thiết khách quan phải phát huy vai trò của Nhà nước.
2- Những việc Nhà nước cần làm để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo yêu cầu phát triển bền vững.
2.1- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững.
2.2- Tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy những năng tiềm của chúng để đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.3- Bảo đảm các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.4- Tác động tích cực, có hiệu quả vào việc phân bổ các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển.
2.5- Thực hiện tốt việc gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình phát triển theo yêu cầu phát triển bền vững.
V- vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế theo yêu cầu phát triển bền vững
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)